Bánh tôm Hồ Tây | Chuyện Hà Nội | 28/06/2024

Bánh tôm Hồ Tây là một trong những đặc sản nổi tiếng của xứ Kinh kỳ. Dù không quá cầu kỳ nhưng món ăn này đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người dân Hà Thành, hình ảnh khó quên về một Thủ đô cổ kính là chiếc tàu điện, một phương tiện trong hơn 90 năm đã kiên trì đưa người Hà Nội đi khắp 36 phố phường.

Nằm trong căn nhà nhỏ trên phố Lãn Ông, hiệu thuốc y học cổ truyền Nghi Hưng Long được ra đời từ năm 1900, đến nay đã trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối. Chủ hiệu thuốc hiện tại là bà Trần Thị Tuyết Mai, bà là thế hệ thứ 4 trong gia đình tiếp nối nghề làm thuốc.

Với niềm đam mê được truyền từ những thế hệ trước trong gia đình, nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian giới thiệu, truyền bá văn hóa trà Việt đến với nhiều người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử, nhiều người dân trong làng đã chuyển sang làm nghề khác hoặc đi nơi khác sinh sống. Nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long xưa cũng theo đó mà mai một dần.

Đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh được biết đến như một trong những tên tuổi hàng đầu của điện ảnh Việt Nam. Ông là người đã góp phần không nhỏ vinh danh điện ảnh nước nhà trên trường quốc tế. Tuy không sinh ra ở Hà Nội nhưng sự nghiệp của ông lại gắn liền với mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Ông đã gửi tình yêu tha thiết cho Hà Nội qua nhiều bộ phim chạm đến trái tim khán giả.

Mặt nạ giấy bồi từng là món đồ chơi được yêu thích, nhất là mỗi dịp Trung thu về. Thế nhưng, món đồ chơi này dần dần ít người tìm mua và cũng chính vì thế mà người làm ra nó cũng dần thưa vắng. Đến nay chỉ còn vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội còn giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi truyền thống.