Báo chí không nên phụ thuộc nguồn thu quảng cáo

Tăng nguồn thu cho các đơn vị báo chí là một trong những nội dung được quan tâm tại nghị trường Quốc hội ngày 12/11. Luật Quảng cáo (sửa đổi) đang được xem xét với nhiều nội dung đổi mới, trong đó, đáng chú ý là tăng diện tích quảng cáo trên báo in, thời lượng quảng cáo trên truyền hình.

Tán thành quan điểm tăng nguồn thu cho các đơn vị báo chí, nhưng nhiều lãnh đạo cơ quan báo chí cho rằng thời điểm này, đề xuất tăng thời lượng quảng cáo là quá muộn! Bởi, nguồn thu, đặc biệt nguồn thu trên báo in hiện đang rất khó khăn.

Theo quy định của Luật Quảng cáo năm 2012, quy định diện tích quảng cáo trên báo in không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí. Trước đề xuất tăng diện tích quảng cáo lên tối đa 30% với báo in, 40% với tạp chí, nhiều tờ báo cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, điều này tốt, nhưng gần như không còn phù hợp.

Ông Vũ Minh Việt - Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, cho hay: “Các đề nghị, bức xúc của cơ quan báo chí về diện tích quảng cáo trên tổng số diện tích của một ấn phẩm đã được đề xuất cách đây 10 năm, tuy nhiên, đến nay mới được dự thảo để thay đổi. Dù dự thảo luật thông qua được quy định như thế, nhưng cơ quan báo chí cũng không có nguồn quảng cáo để đăng tải”.

Vậy tăng nguồn thu cho báo chí, đặc biệt là báo in bằng cách nào? Không nên phụ thuộc vào nguồn thu quảng cáo. Nguồn thu phải đến từ đa kênh. Đây là cách mà nhiều tờ báo vẫn đang xoay sở để chuyển mình.

Ông Lê Quốc Minh - Tổng biên tập Báo Nhân dân - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết: “Khi truyền thông chính sách hiệu quả thì cũng sẽ tạo được nguồn doanh thu từ các cơ quan chức năng, bộ, ngành, thậm chí phải có những gói đa dạng. Ví dụ, các cơ quan báo chí nước ngoài, người mua báo in sẽ được hưởng những lợi ích như trên báo điện tử, được kết hợp với những dịch vụ, trò chơi”.

Nếu cho báo chí được kinh doanh nội dung, kinh doanh lĩnh vực về truyền thông sẽ thúc đẩy báo chí truyền thống phát triển. Báo chí cũng cần bám sát thị trường. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Quốc hội trong phiên chất vấn chiều 12/11.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: "Hiện nay, thực tế 30% chi tiêu của các cơ quan báo chí là từ ngân sách, còn 70% các cơ quan báo chí tự bươn chải. Bây giờ, báo chí 100% dựa vào thị trường liệu có là báo chí thị trường không cũng là điều chúng ta rất nên cân nhắc, quan tâm. Tôi nghĩ là cả câu chuyện từ đặt hàng của Nhà nước đến câu chuyện chúng ta phải bám chặt chân vào thị trường độc giả, thì tôi nghĩ sẽ giữ được báo chí cách mạng".

Sự phát triển của quảng cáo trên mạng khiến thị phần quảng cáo trên báo in nói riêng và báo chí nói chung đã giảm mạnh. Việc điều chỉnh tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo in có thể tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tăng nguồn thu, nhưng thực tế chưa giải quyết được căn bản khó khăn của các cơ quan báo chí trong việc thực hiện tự chủ tài chính. Chuyển đổi số và linh hoạt nguồn thu từ nhiều kênh vẫn là cách tối ưu hoá nguồn thu. Tuy nhiên, đi theo hướng nào, nội dung tốt và bám sát thị trường để thu hút độc giá vẫn là điều cốt lõi để duy trì được các tờ báo!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trên 450 sản phẩm thuộc các ngành hàng như hóa mỹ phẩm; thực phẩm; trang thiết bị nhà bếp đang được trưng bày tại Phòng trưng bày hàng thật, hàng giả của Tổng cục QLTT, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sáng sớm 23/11, đỉnh Fansipan (thị xã Sa Pa, Lào Cai) nhiệt độ giảm còn 2 độ C, xuất hiện lớp băng mỏng.

Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).

Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Sáng 23/11, tại phố đi bộ hồ Gươm, Cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam đã tổ chức chuỗi chương trình "Nhảy! Vì sự tử tế" - chung tay giữ rừng chống bão lũ, bảo vệ động vật hoang dã.

Sáng 23/11, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu tham dự Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần II năm 2024 đã làm lễ báo công dâng Bác và tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh.