Báo động gia tăng thanh thiếu niên phạm tội
Bốn đối tượng liên quan đến vụ cướp hai xe máy tại huyện Thường Tín, Hà Nội vừa bị bắt giữ. Ba trong số đó chỉ mới 17 tuổi, người còn lại 18 tuổi.
Lê Tiến Đạt đã phải vào trại giam đến lần thứ hai vì tội "Cướp tài sản" khi mới chỉ 16 tuổi. Lê Tiến Đạt (xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ) kể: "Em ra chỗ bạn Văn Sơn rút con dao ra rồi chĩa vào bạn Vũ bảo đưa lại điện thoại cho em, sau đó bạn ấy đưa em. Bọn em mang điện thoại đi cắm được 500 nghìn".
Người giúp sức cho Đạt là Phạm Tiến Thành, 17 tuổi, sẵn sàng “xông pha” đi trả thù giúp bạn. Khi bạn bỏ về trước, Thành vẫn ở lại, dùng đao chém hai phát vào đối phương. Thành hiện đang bị Công an huyện Ba Vì bắt giữ.
Theo thống kê sơ bộ, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 13 nghìn thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ gây án dưới 14 tuổi là 5,2%; từ 14 đến 16 tuổi là 24,5% và từ 16 đến 18 tuổi chiếm hơn 70%.
Tội phạm vị thành niên không chỉ có dấu hiệu gia tăng về số lượng mà mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; độ tuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động.
Thiếu tá Hoàng Văn Bình – Tổ trưởng Tổ công tác Y6/141, Công an thành phố Hà Nội, cho hay: "Đối với tình trạng thanh thiếu niên như vậy, chúng tôi phải nhìn nhận lại cách quan tâm của các phụ huynh đối với con em. Bởi vì, tâm lý lệch lạc của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên này ảnh hưởng đến an toàn xã hội".
Theo kế hoạch, ngày 26/12, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Ngày 25/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Đông Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án "Tàng trữ hàng cấm", khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với hai đối tượng liên quan đến vụ vận chuyển hàng trăm nghìn bao thuốc lá lậu.
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có nhiều bị cáo bày tỏ sự hối hận, mong được hưởng khoan hồng.
Đường Vành đai 2, đoạn từ ngõ Gốc Đề đến ngõ Hòa Bình 2 thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thường xảy ra va chạm và tai nạn giao thông, nhất là đối với người đi bộ, do khu vực này chưa tổ chức giao thông cho người đi bộ qua đường.
Lấn làn vượt ẩu là hành vi nguy hiểm và kém văn minh. Tuy nhiên, nhiều tài xế khi gặp ùn tắc, thay vì xếp hàng để nhanh chóng thoát ra khỏi điểm nghẽn thì lại lấn làn vượt ẩu, khiến giao thông càng thêm phức tạp.
Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2, khi được quyền tự bào chữa, đã có những bị cáo không cầm được nước mắt, mong HĐXX cho họ được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
0