Báo động lượng CO2 từ năng lượng hóa thạch tăng kỷ lục
Trong đó, khí thải từ năng lượng hóa thạch vẫn chiếm phần lớn trong tổng lượng phát thải là 36,8 tỷ tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Lượng CO2 còn lại có nguồn gốc từ các hoạt động sử dụng đất của con người như sản xuất nông nghiệp, phá rừng, hoặc hiện tượng tự nhiên như cháy rừng.
Một số quốc gia gây ô nhiễm lớn đã đạt mức phát thải CO2 giảm trong năm nay - bao gồm mức giảm 3% ở Mỹ và mức giảm 7,4% trên toàn Liên minh Châu Âu (EU). Thế nhưng một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến lượng CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tăng, do nhu cầu sử dụng than đá, dầu và khí đốt gia tăng trong quá trình phục hồi sau thời gian đại dịch Covid- 19. Trong đó, lượng khí thải CO2 tăng hơn 8% ở Ấn Độ, khiến nước này hiện vượt qua EU để trở thành khu vực phát thải nhiên liệu hóa thạch lớn thứ ba thế giới. Ở các quốc gia này, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đang vượt xa việc triển khai đáng kể năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, khí thải từ ngành hàng không cũng tăng 28% trong năm nay khi ngành này đang dần phục hồi từ mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch.
Mặc dù thảm thực vật và các đại dương trên thế giới tiếp tục hấp thụ khoảng 50% trong tổng lượng khí thải CO2 của năm 2023, nhưng phần còn lại tích tụ trong bầu khí quyển và đang khiến Trái đất ngày càng nóng lên. Các chuyên gia nhận định có khả năng sự ấm lên toàn cầu sẽ vượt quá ngưỡng 1,5 độ C trong thỏa thuận Paris vào năm 2030, có nghĩa là chỉ trong 7 năm tới.
Cho đến nay, việc đốt nhiên liệu hóa thạch để lấy năng lượng là nguyên nhân lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Nhiên liệu hóa thạch là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại - ngay cả với sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhiên liệu hóa thạch vẫn tạo ra khoảng 80% năng lượng của thế giới.
Chính vì vậy, đàm phán loại bỏ nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung gây tranh cãi nhất trong chương trình nghị sự tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28) diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.
0