Báo động tình trạng nhiễm HIV ở người trẻ

Số người bị nhiễm HIV/AIDS mới tại Việt Nam tập trung phần lớn ở nhóm quan hệ đồng giới nam. Đáng chú ý, ở nhiều tỉnh, thành phố đã phát hiện nhóm tuổi còn rất trẻ, vào độ tuổi vị thành niên đã bắt đầu quan hệ tình dục đồng giới và sử dụng ma túy tổng hợp.

Việt Nam có thêm hơn 10.200 ca nhiễm HIV mới trong 9 tháng qua. Đây là thông tin do đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế công bố mới đây. Đáng chú ý, ca nhiễm HIV mới tập trung phần lớn ở nhóm quan hệ đồng giới nam. Do đó, các chuyên gia cho rằng, việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cần đổi mới.

Do quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), nên một nam thanh niên mới 21 tuổi vẫn đang là sinh viên đã nhiễm HIV. Vì tin tưởng người bạn tình của mình nên cậu chưa từng tìm hiểu về nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn rất nhiều so với nữ. Quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng các ca nhiễm HIV mới. Mới đây nhất, trong chương trình giám sát trọng điểm cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 13,3%. Điều này có nghĩa là cứ 100 MSM có hành vi nguy cơ thì có hơn 13 người nhiễm HIV. PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục phòng chống HIV – Bộ Y tế cho biết: "Nhiều tỉnh, thành phố đã phát hiện nhóm tuổi còn rất trẻ, mới bắt đầu vào độ tuổi vị thành niên đã bắt đầu quan hệ tình dục đồng giới và sử dụng ma túy tổng hợp. Điều này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV".

 PGS.TS Phan Thị Thu Hương – Cục trưởng Cục phòng chống HIV – Bộ Y tế 

Bên cạnh đó, có không ít người trẻ chưa phải là đối tượng MSM thật sự, nhưng vì buồn chuyện gia đình, muốn thử cảm giác lạ, đua đòi theo nhóm bạn mà chỉ vô tình một đêm đi theo nhóm MSM và quan hệ tình dục không an toàn đã dính hậu quả khôn lường. Một vấn đề đáng lo ngại nữa đó là, nhiều người trong nhóm MSM vẫn sợ bị kỳ thị nên chưa tiếp cận với các biện pháp điều trị và sẽ là nguồn lây trong cộng đồng.

Tiến sĩ Eric Dziuban- Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam nói: "Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên sẽ vẫn còn những khoảng trống. Để kiểm soát dịch thì mục tiêu cần đạt là 95:95:95, trong đó 95 đầu tiên là 95% người có HIV biết tình trạng của mình, 95 thứ 2 là 95% người biết tình trạng HIV được điều trị ARV, và 95 cuối cùng là 95% người điều trị ARV đạt mức tải lượng vi rút ức chế. Khi đạt được mục tiêu 95:95:95 thì chúng ta có thể kiểm soát được dịch."

Tiến sĩ Eric Dziuban- Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Hiện 95% cuối cùng đã đạt được, tỷ lệ ức chế tải lượng vi rút ở Việt Nam rất cao. Tuy nhiên hai mục tiêu đầu cần nhiều nỗ lực. Nhiều người có HIV có thể chưa xét nghiệm vì còn ngại, tuy nhiên hiện nay chúng ta thậm chí còn có cả tự xét nghiệm để họ có thể tự xem tình trạng HIV của mình. Thứ hai là, nhiều người có thể đã biết tình trạng HIV của mình nhưng chưa tiếp cận điều trị, làm thế nào để họ kết nối vào điều trị một cách nhanh và thuận tiện nhất. Hiện nay thuốc điều trị ARV đã được bảo hiểm y tế chi trả, thuốc rất tốt. Thậm chí hiện nay đã có nhiều loại thuốc mới,ví dụ như thuốc tiêm tác dụng kéo dài, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người có HIV. Do vậy, điều quan trọng là làm thế nào để người có HIV biết tình trạng của mình, và kết nối họ vào điều trị.

Chủ đề tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay là "Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030".  Các chuyên gia cho rằng, các tổ chức cộng đồng cần có nhiều sáng tạo để tuyên truyền nhận thức về các biện pháp phòng HIV/AIDS. Việt Nam hiện đang triển khai nhiều giải pháp can thiệp điều trị cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng bằng thuốc ARV trước phơi nhiễm (Prep)… Do đó, cộng đồng cần biết những triển vọng của điều trị HIV, không kỳ thị người có bệnh và sớm tiếp cận với thuốc dự phòng, thực hiện các biện pháp phòng chống HIV để tránh lây nhiễm, tiến tới chấm dứt AIDS vào năm 2030./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.