Báo động tình trạng nước biển dâng nhanh ở Thái Bình Dương

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã đưa ra báo động khẩn cấp về tình trạng mực nước biển đang dâng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.

Người đứng đầu Liên hợp quốc cho biết ông đến dự Hội nghị thượng đỉnh các đảo quốc Thái Bình Dương để “phát tín hiệu SOS toàn cầu - hãy cứu lấy biển của chúng ta - vì mực nước biển tăng nhanh”.

Ông nhấn mạnh: “Một thảm họa toàn thế giới đang đặt Thái Bình Dương vào tình trạng nguy hiểm”. Các đảo quốc Thái Bình Dương dân cư thưa thớt và có ít ngành công nghiệp nặng, tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu của khu vực này chiếm chưa đến 0,02% lượng phát thải toàn cầu mỗi năm. Tuy nhiên, khu vực gồm các đảo núi lửa và đảo san hô ở vị trí thấp này nằm trong một hành lang nhiệt đới bị đe dọa do sự xâm lấn của đại dương.

Một thảm họa toàn thế giới đang đặt Thái Bình Dương vào tình trạng nguy hiểm.

Theo dõi các máy đo thủy triều được lắp đặt trên các bãi biển nổi tiếng của Thái Bình Dương kể từ đầu những năm 1990, Tổ chức Khí tượng thế giới phát hiện rằng mực nước biển ở một số khu vực của Thái Bình Dương đã dâng cao khoảng 15 cm trong 30 năm qua, trong khi mực nước dâng trung bình toàn cầu là 9,4 cm.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng trong một số kịch bản, dù chỉ ở mức vừa phải, Tuvalu có thể gần như bị xóa sổ hoàn toàn khỏi bản đồ trong vòng 30 năm tới. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh hàng đầu đối với các đảo quốc Thái Bình Dương và giảm ô nhiễm khí hậu là yếu tố then chốt đối với tương lai của khu vực này.

Ngày 26/8, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga giữa lúc khu vực này đang thu hút sự chú ý về biến đổi khí hậu, an ninh và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đồng USD tăng giá so với đồng euro và phục hồi so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác trong phiên 1/11, sau khi các nhà đầu tư đánh giá về số liệu mới công bố cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại đáng kể trong tháng 10/2024.

Hội nghị thượng đỉnh đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP16) đã được tổ chức tại Colombia từ ngày 21/10 đến 1/11 với chủ đề "Thế giới thực hiện bước đi quan trọng để tạo dựng Hòa bình với thiên nhiên".

Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.

Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.

Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.