Bao giờ 29.000 căn chung cư ở Hà Nội được cấp sổ?

Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, thành phố đã cấp sổ hồng được 33.000 căn hộ. Hiện vẫn còn hơn 29 nghìn căn hộ nữa đang chờ xử lý.

Ông Phạm Văn Hùng sinh sống tại căn hộ 1611, chung cư 16B Nguyễn Thái Học, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông đã 10 năm. Tuy nhiên đến nay, căn hộ này của ông vẫn chưa được cấp sổ hồng. 380 căn hộ khác trong chung cư này cũng đồng cảnh ngộ.

Dự án chung cư này trước đây do Công ty Xây dựng 319 - Quân khu III làm chủ đầu tư, sau thay đổi là Công ty TNHH MTV Duyên Hải làm chủ đầu tư.

Ông Phạm Văn Hùng cho biết: “Chúng tôi sinh sống ở đây, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước rồi, nhưng sổ đỏ bao năm vẫn không có. Khi mua nhà ở đây nhiều người phải vay tiền. Nhưng ngần ấy năm, vẫn chưa có sổ để bán đi trả ngân hàng, tiền lãi đội lên rất nhiều. Nên có những nhà bố con đánh nhau, vợ chồng cãi nhau”.

29 ngàn căn hộ tại Hà Nội chưa được cấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu.

Tại phiên họp giải trình do Thường trực HĐND thành phố tổ chức về việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết thành phố hiện còn 206 dự án, với khoảng 62.000 căn hộ, có sai phạm do vướng mắc về quy hoạch hoặc chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như:

- Dự án New Horizon City tại 87 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) có hơn 1.000 căn.

- Chung cư CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông) có gần 500 căn.

- Chung cư 79 Thanh Đàm (quận Hoàng Mai) gần 400 căn.

- Chung cư 16B Nguyễn Thái Học (Hà Đông) hơn 380 căn.

- Chung cư VP3 Linh Đàm (Hoàng Mai) với 259 căn.

Phiên họp giải trình do Thường trực HĐND thành phố tổ chức.

Thời gian qua, thành phố đã tháo gỡ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 33.000 căn hộ. Còn 29.000 căn hộ đang chờ xử lý. Việc chậm cấp sổ hồng đang làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, gây thiệt hại về kinh tế, cũng như thất thu ngân sách Nhà nước. Việc này cũng gây phát sinh nhiều bức xúc, kiến nghị, khiếu kiện vượt cấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 3, với chủ đề "Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Xây dựng & Vật liệu xây dựng", những công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện năng đã được giới thiệu đến khách hàng, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân.

Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) có quy định về thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của quá trình đấu giá, đồng thời ngăn chặn những hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các quận, huyện, thị xã đã thu khoảng hơn 11.000 tỷ đồng tiền trúng đấu giá, vượt cả năm 2023.

Phát biểu tại diễn đàn “Thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn khẳng định, phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh là nhiệm vụ chiến lược, đưa Hà Nội trở thành thành phố xanh - thông minh - hiện đại, xứng tầm với vị thế Thủ đô.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ nghiên cứu việc đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà đất để giúp thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.