Bão, lũ đã khiến 296 người chết và mất tích

Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến chiều nay, bão số 3 cùng mưa lũ đã khiến 155 người chết, 141 người mất tích. Các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh là những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất về người.

Cao Bằng là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề của mưa, lũ, trong đó lũ quét đã cướp đi sinh mạng của 29 người và làm 23 người mất tích ở hai xã Ca Thành và Yên Lạc huyện Nguyên Bình.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng, cùng lực lượng quân đội, công an đang nỗ lực tiếp cận hiện trường hai xã ở huyện Nguyên Bình để tìm kiếm hàng chục người đang mất tích do lũ quét.

Đến trưa 11/9, sau một ngày tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, lực lượng chức năng đã tìm thêm được 4 thi thể nạn nhân tại những điểm sạt lở trên địa bàn xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình.

Lực lượng cứu nạn, cứu hộ tập trung sức người, máy móc khẩn trương tìm kiếm những người mất tích tại các điểm sạt lở ở xã Ca Thành, tuy nhiên, do khối lượng đất đá lớn, mưa to, có nguy cơ sạt lở tiếp nên việc tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Được lệnh của Bộ Quốc phòng, lúc 13 giờ hôm nay, máy bay EC-155-B1 số hiệu VN-8621 của Công ty Trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18, Bộ Quốc phòng đã cất cánh từ sân bay Gia Lâm, vận chuyển hàng hóa cứu trợ gồm nước uống, lương khô, sữa, mì tôm... máy bay hạ cánh xuống huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng lúc 14 giờ cùng ngày.

Máy bay EC-155-B1 vận chuyển hàng hóa cứu trợ nước uống, lương khô, sữa, mì tôm,.. hạ cánh xuống huyện Nguyên Bình.
Máy bay EC-155-B1 vận chuyển hàng hóa cứu trợ nước uống, lương khô, sữa, mì tôm,.. hạ cánh xuống huyện Nguyên Bình.

Trong ngày hôm nay, các hoạt động cứu trợ, cứu hộ và ủng hộ người dân vùng lũ vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều cơ quan, ban ngành từ cấp Trung ương đến địa phương. Người dân trong cả nước cũng đang hướng về các tỉnh, thành đang bị ảnh hưởng của lũ lụt thông qua nhiều hoạt động quyên góp ủng hộ.

Hy vọng rằng với sự chủ động, khẩn trương nhưng điềm tĩnh, vững vàng ứng phó lũ của chính quyền và người dân các tỉnh, thành miền Bắc, cùng với sự đồng lòng chia sẻ của đồng bào cả nước, hậu quả của cơn lũ lịch sử này sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất và người dân miền Bắc sẽ sớm trở lại những ngày bình yên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

Tình huống giao thông xảy ra vào ngày 16/9 trên cầu Đồng Nai được ghi lại bởi ô tô đi phía sau, chiếc xe container đã chuyển làn bất cẩn, đâm vào hông sau và đẩy ô tô con đi một đoạn.