Bạo lực học đường - vấn đề cũ, vết thương mới
Bạo lực học đường có thể coi là vết thương cũ vì đã kéo dài trong nhiều thập kỷ, nhưng cũng là vết thương mới khi nó vẫn luôn hiện diện và phát triển dưới những dạng thức ngày càng tinh vi và phức tạp.
Vấn đề này không phải là một hiện tượng mới nhưng nó ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn trong bối cảnh xã hội hiện đại. Thực tế, bạo lực học đường có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, bắt nạt, lăng mạ, chửi bới hay thậm chí là những hành động bạo lực tinh thần như cô lập, xâm phạm sự riêng tư và thậm chí là bạo lực qua mạng xã hội. Bạo lực học đường gây ra không chỉ là những tổn thương về thể xác mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, hình thành nên những vết sẹo tâm lý lâu dài cho nạn nhân.
Những hình thức bạo lực này đã tồn tại trong hệ thống giáo dục từ lâu và vẫn tiếp diễn cho dù có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Một phần nguyên nhân là do môi trường học đường không được kiểm soát chặt chẽ, sự thiếu quan tâm từ gia đình và nhà trường, cũng như những yếu tố xã hội như phân biệt giàu nghèo, sự khác biệt về chủng tộc hoặc vấn đề về tâm lý học sinh chưa được giải quyết triệt để.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung bình một ngày có 5 vụ học sinh đánh nhau và có 1.600-1.800 vụ bạo lực học đường xảy ra mỗi năm. Bạo lực học đường đã không còn là những xích mích của lứa tuổi học trò. Chúng ta phải có nhìn nhận đúng hơn, quan tâm nhiều hơn về vấn đề này.
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận định, bạo lực học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng là sự thiếu sót trong việc giáo dục về giá trị nhân văn và kỹ năng giải quyết xung đột. Trong môi trường học đường, khi học sinh không được trang bị những kỹ năng cần thiết để đối phó với những mâu thuẫn, xung đột, họ sẽ dễ dàng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.
"Những trường hợp tương tự như thế đang xảy ra ở một số nhà trường và điều này là một điều rất đau xót đối với giáo dục của chúng ta, đặc biệt là đối với nhìn nhận của xã hội về một công việc ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về nhân cách của con người. Sự ứng xử của các thầy cô giáo chính là khơi nguồn định hình, là những chuẩn mực của xã hội.", PGS. TS. PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho biết thêm.
Theo chuyên gia tâm lý trị liệu Lê Thanh Phương, bạo lực học đường là vấn đề nan giải và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần của trẻ em, tăng các nguy cơ rối loạn, lo âu, trầm cảm và làm giảm sự tự tin của học sinh vào bản thân. Các tác động không chỉ nhất thời mà còn lâu dài, tiềm ẩn mối nguy về các rối loạn nghiêm trọng hơn như trầm cảm, tự hoại hay tự tử. Gần như trong mọi nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của học sinh trên thế giới đều đề cập đến các trải nghiệm bạo lực, bắt nạt học đường.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, bạo lực học đường cũng ảnh hưởng đến môi trường học tập, khi tạo ra một không gian không an toàn cho học sinh. Điều này làm giảm hiệu quả học tập và cản trở sự phát triển của các em. Thậm chí, khi bạo lực trở thành một phần của văn hóa học đường, nó có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn: học sinh bị bắt nạt rồi trở thành người bắt nạt hoặc im lặng vì sợ hãi, khiến vấn đề càng thêm nghiêm trọng.
Ngày nay với Internet và mạng xã hội, có lẽ hiện tượng này được nhìn nhận và ghi lại nhiều hơn. Giống như một tảng băng chìm dần được nổi lên trên mặt nước. Nếu hỏi có nhức nhối hay không thì chắc chắn là rất nhức nhối. Bởi lẽ một vụ việc học sinh đánh nhau sẽ không chỉ ảnh hưởng đến những em có liên quan mà còn đến cả môi trường học tập chung. Những học sinh còn lại có thể cảm thấy bất an ngay trong chính lớp học, ngôi trường của mình. Xa hơn nữa có thể là cảm giác nặng nề hoặc suy giảm lòng tin kéo dài trong các em.
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Cha mẹ cần quan tâm hơn đến con cái, đồng thời dạy dỗ trẻ về cách thức xử lý các tình huống xung đột một cách hòa bình, không bằng bạo lực. Tạo ra một môi trường gia đình đầy yêu thương và sự hỗ trợ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh xa hành vi bạo lực.
Trong những sự vụ về bạo lực học đường, nhà trường cần xử lý nhanh và nghiêm túc. Ban giám hiệu và các giáo viên sẽ cần ngồi lại để xem vấn đề gặp phải ở đâu. Không được đổ lỗi, bởi bạo lực học đường không phải lỗi của một cá nhân mà là của cả một hệ thống bên trong nhà trường. Nếu để lâu dài, bạo lực học đường có thể sẽ là vết thương tâm lý theo các em đến hết cuộc đời.
PGS Trần Thành Nam, trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để giải quyết triệt để vấn đề bạo lực học đường cần phải có sự chung tay của cả xã hội, từ nhà trường đến gia đình và cộng đồng. Trước hết, nhà trường cần xây dựng một môi trường học đường an toàn, nơi học sinh được tôn trọng và đối xử công bằng. Việc tổ chức các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết xung đột và các khóa học về cảm xúc sẽ giúp học sinh nhận thức rõ hơn về các hành vi bạo lực và cách thức xử lý xung đột mà không cần sử dụng bạo lực.
Có thể thấy, tác động của bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là những vết thương thể xác mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Những nạn nhân của bạo lực học đường có thể gặp phải các vấn đề như trầm cảm, lo âu, stress kéo dài và thậm chí là tự ti, tự cô lập bản thân. Những vết thương tinh thần này có thể kéo dài suốt cả cuộc đời và ảnh hưởng đến khả năng phát triển nghề nghiệp, quan hệ xã hội, cũng như sức khỏe tâm thần của họ trong tương lai.
Bạo lực học đường là một vấn đề không thể xem nhẹ và không dễ dàng giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, nếu có sự vào cuộc mạnh mẽ từ cả gia đình, nhà trường và xã hội, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một môi trường học đường an toàn và lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính những người làm công tác giáo dục và những người có trách nhiệm trong xã hội, cần phải cùng nhau đối diện và hành động để vết thương cũ này không còn là vết thương mới.
Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu và ngăn chặn, nhưng thực tế, bạo lực học đường vẫn luôn tồn tại dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần và không ngừng để lại những vết thương sâu sắc trong tâm lý của học sinh.
Sáng nay 13/12, trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm truyền thống, 10 năm thành lập trường và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội.
Tối 11/12, tại Rumani diễn ra lễ bế mạc, trao thưởng kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024. Cả 6 học sinh Hà Nội, đại diện học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi này đều xuất sắc đoạt huy chương, trong đó có 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Tổ chức Kenan Foundation Asia (Kenan), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội trại Sáng tạo STEM 2024 với chủ đề "Mẹ thiên nhiên".
Tại kỳ họp thứ 20, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền thưởng đối với học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi trong nước, quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp quốc gia, khu vực, quốc tế và giải Nhất cấp thành phố.
Trong kỳ xếp hạng lần này của Tổ chức xếp hạng QS, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có sự thăng tiến mạnh về vị trí khi được xếp hạng 325 thế giới.
0