Bão ngoại giao từ băng ghi âm của quân đội Đức
Vào ngày 1 tháng 3, Tổng biên tập kênh RT của Nga, Margarita Simonyan, đã đăng một đoạn ghi âm dài 38 phút lên Telegram, trong đó nói rằng các sĩ quan quân đội Đức đang thảo luận về khả năng tấn công vào Crimea. Theo bà Simonyan, cuộc trò chuyện giữa người đứng đầu lực lượng không quân Ingo Gerhartz và ba sĩ quan cấp cao của Bundeswehr (quân đội Đức) diễn ra vào ngày 19/2.
Đoạn băng ghi âm có nội dung gì?
Trong đoạn ghi âm, có thể nghe thấy các cuộc thảo luận về khả năng lực lượng Ukraine sử dụng tên lửa Taurus do Đức sản xuất và tác động tiềm tàng của vũ khí này. Kiev từ lâu đã kêu gọi Đức cung cấp tên lửa Taurus, loại tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 500km. Nhưng Thủ tướng Olaf Scholz cho đến nay vẫn từ chối gửi tên lửa này vì lo ngại rằng điều đó sẽ làm xung đột leo thang.
Trong cuốn băng, các sỹ quan Đức suy đoán liệu tên lửa có thể được sử dụng để tấn công cây cầu quan trọng bắc qua eo biển Kerch nối đất liền Nga với Crimea, được Nga sáp nhập vào năm 2014 hay không. Tiếp theo, cuộc nói chuyện chuyển sang đề cập đến tên lửa tầm xa do Pháp và Anh cung cấp cho Ukraine, trong đó một sĩ quan đề cập đến binh lính Anh trên thực địa.
Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết "một số lượng nhỏ nhân sự" có mặt ở Ukraine để đảm bảo an ninh cho các nhà ngoại giao và hỗ trợ quân đội Ukraine, bao gồm cả y tế, nhưng từ chối bình luận về các hoạt động.Theo Bộ Quốc phòng Anh, "Việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow như thế nào và bắn vào đâu là việc của Lực lượng Vũ trang Ukraine." Một nguồn tin ngoại giao Ukraine cũng nói rằng "tất cả các cơ quan mật vụ châu Âu đều có mặt ở Ukraine - nhưng họ không phải là đơn vị chiến đấu". Nguồn tin nói thêm rằng khi các đồng minh cung cấp vũ khí cho Kiev, "các chuyên gia sẽ có mặt" để hỗ trợ huấn luyện và sử dụng.
Đoạn băng bị rò rỉ như thế nào?
Cuộc họp nói trên được tổ chức trên WebEx, một nền tảng công cộng phổ biến để tiến hành các cuộc họp từ xa. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, nền tảng này được Bundeswehr (quân đội Đức) sử dụng hợp pháp cho một số cuộc họp nhất định có kèm theo các biện pháp an ninh bổ sung. Ông Pistorius cho biết những người tham gia có thể đã sử dụng sai cài đặt bảo mật hoặc sai nền tảng để tiến hành một cuộc họp có nội dung như vậy.
Ông Roderich Kiesewetter, thuộc phe đối lập bảo thủ ở Đức, cho rằng một người Nga có thể đã được tiếp cận trực tiếp hội nghị, mặc dù không rõ bằng cách nào. Ông Kiesewetter nói với đài truyền hình ZDF của Đức: “Một số cuộc họp khác chắc chắn sẽ bị nghe lén và có thể bị rò rỉ sau này”.
Vụ việc ý nghĩa gì với Thủ tướng Đức Scholz?
Vụ bê bối bộc lộ sự vi phạm an ninh mà chính Thủ tướng Đức Scholz mô tả là "rất nghiêm trọng" và có nguy cơ gây mất đoàn kết với Anh và Pháp.
Thorsten Frei, người đứng đầu nhóm nghị sĩ phe bảo thủ đối lập, nói với Welt TV rằng việc cuộc họp bị nghe lén đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của Đức. Đoạn băng cũng làm dấy lên nghi ngờ về những lý do ông Scholz công khai đưa ra về việc từ chối gửi tên lửa Taurus tới Ukraine. Ông Scholz lập luận rằng Đức không thể biện minh cho việc gửi tên lửa tầm xa tới Ukraine và hỗ trợ việc triển khai chúng, như Anh và Pháp. Nhưng theo đoạn ghi âm bị rò rỉ, không có lý do gì tên lửa Taurus không thể hoạt động nếu không có sự trợ giúp trực tiếp từ lính Đức.
Nga đã phản ứng thế nào?
Điện Kremlin hôm thứ Hai cho biết nội dung đoạn ghi âm chứng minh các nước phương Tây đang tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: “Bản thân đoạn ghi âm cho thấy Bundeswehr đang thảo luận về kế hoạch thực chất và cụ thể nhằm tấn công lãnh thổ Nga”. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, viết trên một bài đăng trên Telegram rằng “Đức đang chuẩn bị cho chiến tranh với Nga”.
Đức nói gì?
Theo các chuyên gia Đức, hầu hết mọi điều được thảo luận trong đoạn ghi âm Nga đều đã biết. Bà Marie-Agnes Strack-Zimmermann, chủ tịch ủy ban quốc phòng của Quốc hội Đức, cho biết Moscow đã cố tình rò rỉ đoạn ghi âm nhằm ngăn chặn Đức cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine.
Một người phát ngôn của chính phủ Đức bác bỏ tuyên bố Đức đang chuẩn bị chiến tranh với Nga là "vô lý". Theo ông Pistorius, có thể có người bị kỷ luật nội bộ do vi phạm, nhưng sẽ không có ai bị sa thải.
(Nguồn: Moscow Times)
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
Trong thông báo trên kênh Telegram chính thức, quân đội Israel tuyên bố đã tiêu diệt Abu Ali Rida, thủ lĩnh của Hezbollah ở khu vực Baraachit, miền Nam Liban.
Thủ tướng Anh Keir Starmer vừa thông báo sẽ tăng gấp đôi ngân sách dành cho Bộ Tư lệnh An ninh biên giới và coi các băng nhóm buôn người như tội phạm khủng bố, nhằm ngăn chặn nạn nhập cư trái phép qua eo biển Manche bằng thuyền nhỏ.
0