Bão số 3 có thể thành siêu bão hướng vào đất liền nước ta | Hà Nội tin mỗi chiều

Sau khi vào Biển Đông, bão số 3 có tên quốc tế là Yagi tiếp tục di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và đang ngày một mạnh dần lên.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định đây có thể là một trong những cơn bão mạnh nhất, có thể thành siêu bão.

Bão số 3 có khả năng mạnh tới cấp 14, giật cấp 17, phạm vi ảnh hưởng rất rộng, gió bão và sóng lớn có thể đánh chìm tàu thuyền có trọng tải lớn. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều khả năng nằm trong vùng ảnh hưởng.

Bão Yagi quét qua vùng phía Đông Nam Thủ đô Manila và đổ bộ tại bờ biển phía Đông Bắc đảo Luzon của Philippines. Cơn bão đã gây mưa lớn kèm sạt lở đất nghiêm trọng. Sau khi càn quét và để lại hậu quả nặng nề tại Philippines, bão Yagi đã đi vào biển Đông.

Ngày 4/9, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được từ 10 - 15 km và hướng thẳng vào khu vực miền Bắc nước ta. Dự kiến 19 giờ tối 4/9, bão số 3 mạnh cấp 11, giật cấp 13; đến 19 giờ tối 5/9, sẽ tăng lên cấp 13, giật cấp 16 và đến 19 giờ tối 6/9 có thể mạnh tới cấp 14, giật cấp 17.

Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 3 lúc 14h chiều 4/9.
Dự báo vị trí và hướng di chuyển bão số 3 lúc 14h chiều 4/9. Ảnh: NCHMF.

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra nhận định, bão số 3 có thể đạt đến cường độ cấp 14, giật cấp 17 khi đi vào vùng biển ngoài khơi phía Đông đảo Hải Nam của Trung Quốc. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 3 gây ra trên vùng biển này đã được trung tâm dự báo nâng lên cấp 4.

Theo thông tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, bão số 3 sẽ di chuyển ổn định theo hướng Tây với tốc độ di chuyển trung bình 10 - 15 km/giờ đến khoảng sáng 6/9. Từ chiều 6/9 trở đi, có khả năng xảy ra hai kịch bản và cả hai kịch bản này thì bão đều ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

- Kịch bản thứ nhất: Bão di chuyển như hiện tại thì khoảng đêm 6, ngày 7/9 sẽ đi vào vùng biển vịnh Bắc Bộ, sau đó hướng di chuyển về phía đất liền các tỉnh Bắc Bộ.

- Kịch bản thứ 2: Bão có khả năng đổi hướng di chuyển đi vòng về phía Nam đảo Hải Nam sau đó đi vào khu vực nam vịnh Bắc Bộ và hướng về đất liền các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Hình ảnh vị trí và đường đi của bão số 3.
Hình ảnh vị trí và đường đi của bão số 3.

Ông Vũ Anh Tuấn lưu ý, ngoài tác động về gió mạnh do bão thì sóng biển cao 7 - 9 m trong bão là mối nguy hiểm rất lớn đối với tàu thuyền, ngay cả tàu thuyền có trọng tải lớn cũng có thể bị đánh chìm với những con sóng cao như vậy.

Dự báo thời tiết tùy thuộc vào từng kịch bản di chuyển của bão số 3, trên đất liền các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ cũng có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng. Nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở mức cao đến rất cao. Bão số 3 có khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ với cường độ rất mạnh.

Trong 8 năm qua, chưa ghi nhận một cơn bão mạnh nào đổ bộ trực tiếp vào khu vực Bắc Bộ kể từ sau bão số 1 có tên quốc tế là Mirinae vào năm 2016.

Hình ảnh mây vệ tinh của cơn bão số 3.

Trước diễn biến khó lường của bão số 3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 86 chỉ đạo các bộ ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ.

Các bộ ngành, địa phương kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm bốn tại chỗ theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có công điện đề nghị các bộ ngành, địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó; đồng thời, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Các tàu thuyền hoạt động trên biển chủ động phòng tránh bão số 3.
Các tàu thuyền hoạt động trên biển chủ động phòng tránh bão số 3. Ảnh: Báo Chính phủ.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 3 hiện đang di chuyển nhanh và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội trong vài ngày tới.

Mặc dù Hà Nội ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các cơn bão so với các tỉnh ven biển nhưng những cơn bão đổ bộ vào miền Bắc vẫn gây ra mưa lớn, gió mạnh và ngập úng tại nhiều nơi trong thành phố.

Gần đây, các cơn bão như số 1 và số 2 mang theo lượng mưa lớn khiến nhiều khu vực của Hà Nội phải đối phó với ngập lụt cục bộ và lở đất.

Bão Yagi dự báo sẽ mang theo gió mạnh và lượng mưa lớn, có khả năng gây ngập lụt trên diện rộng và sạt lở đất ở những khu vực trũng thấp và ven sông suối.

Để bảo đảm an toàn vùng hạ du, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã thông báo ngay đến các cấp chính quyền, người dân, tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang, đò dọc; rà soát, bảo đảm an toàn các công trình đang thi công, bảo đảm an toàn về người, tài sản.

Cùng với nhiệm vụ trên, các quận, huyện, thị xã và sở, ban, ngành liên quan tập trung chỉ đạo, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với bão số 3; trong đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất để kịp thời thông tin cảnh báo người dân; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.

Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một làng quê cổ kính thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã gìn giữ và phát triển một loại hình nghệ thuật rối rất đặc biệt: đó chính là rối cạn. Đây chính là nơi có phường rối cạn duy nhất của Hà Nội. Xin mời quý vị khán giả cùng Hanoi Review tìm hiểu về rối cạn Tế Tiêu nhé!

Với những lợi ích mà AI mang lại, nhiều quốc gia đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI, với mục tiêu trở thành trung tâm kiểm soát công nghệ này. Cùng với việc thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo AI, việc sử dụng AI an toàn, có trách nhiệm cũng là điều đang được thế giới chú trọng để AI có thể đem đến những lợi ích bền vững cho con người.

Triển khai mô hình "xe máy chữa cháy lưu động"; Thu hồi gần 4.000 tỷ đồng qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh; Truy nã quốc tế đối tượng Lê Khắc Ngọ... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.

Hạnh Sino không ngại khi bị so sánh với Huyền Baby... là những nội dung trong Bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.

Ông Hòa gặp lại mối tình đầu là Nhã sau nhiều năm xa cách. Khi bà Hoa, vợ ông, phát hiện một chiếc hộp cũ chứa kỷ vật liên quan đến Nhã, bà lập tức nghi ngờ chồng mình vẫn còn tình cảm với người cũ. Nhưng sau một loạt hiểu lầm hài hước và rắc rối, sự thật được hé lộ.

Giữa bao món chè hiện đại, những món chè truyền thống như chè đậu đen, đậu đỏ, chè sắn nóng, bánh trôi tàu... vẫn có sức hấp dẫn riêng với nhiều người Hà Nội mỗi khi đông về.