Bão số 3 còn tiếp tục mạnh lên

Bão số 3 với tên quốc tế là Yagi sẽ còn mạnh thêm, đạt cường độ mạnh nhất cấp 14 - 15, giật cấp 17 và có khả năng đổ bộ vào vùng trọng điểm kinh tế của miền Bắc. Điều này đồng nghĩa với việc bão tiềm ẩn nguy cơ cao gây thiệt hại lớn cả về nông nghiệp và công nghiệp.

Theo thông tin dự báo, Bão số 3 sẽ tiếp tục mạnh lên, đạt cường độ mạnh nhất cấp 14 - 15, giật cấp 17 trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Rủi ro thiên tai cấp độ 4 sẽ có thể xảy ra với phía Bắc khu vực Bắc biển Đông trong các ngày 5 đến ngày 6/9. Đến chiều 4/9, các dự báo vẫn chưa chắc chắn vị trí bão đổ bộ đất liền nước ta, vùng ảnh hưởng được xác định từ Quảng Ninh đến Nghệ An và cả Đồng bằng Bắc Bộ.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: "Đến thời điểm này, đây là một cơn bão rất mạnh. Chúng ta đều hy vọng nó sẽ giảm cấp nhưng tất cả các mô hình dự báo của các quốc gia trên thế giới này đều khẳng định cơn bão này rất mạnh và sẽ đổ bộ vào đất liền Việt Nam khoảng 14 - 15h trưa ngày thứ Bảy (7/9). Đây là cơn bão di chuyển nhanh, có diện ảnh hưởng rộng. Chính vì vậy chúng tôi rất quan ngại các hình thái thời tiết trước và sau bão, trước bão có thể gây ra giông lốc rất lớn trên đất liền cùng những trận mưa cực đoan. Lượng mưa có thể lên 500-600mm."

Cuộc họp bàn phương án ứng phó Bão số 3 chiều 4/9.

Tại cuộc họp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 86 của Thủ tướng Chính phủ, theo dõi sát diễn biến của bão. Cần kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú.

Bên cạnh đó, cần rà soát cụ thể, sẵn sàng phương án sơ tán dân đối với nhà ở không đảm bảo an toàn, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ. Các địa phương cũng phải đảm bảo an toàn trọng điểm đê biển, đê cửa sông xung yếu hoặc đang thi công, trong đó sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với cường độ mạnh hơn thiết kế.

Các hệ thống thoát nước cần được kiểm tra, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp. Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, sẵn sàng vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, rác thải nhựa từ thương mại điện tử có thể đạt 800.000 tấn vào năm 2030 nếu không có giải pháp đóng gói bền vững.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).

Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Với mong muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước và giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương, Quận đoàn Hà Đông đã tổ chức chương trình “Ngàn lá cờ Tổ quốc vì Trường Sa thân yêu”, thu hút đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên, học sinh tại các trường học nhiệt tình tham gia.

“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.