Bão số 3 liên tục tăng cấp, có thể đạt cấp 15

Từ ngày 5 - 6/9, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt tới cấp 15, giật trên cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 10 giờ ngày 04/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 730km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, khoảng 10km/h.

Dự kiến đến 10 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào 19,3N-115,2E; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 470km về phía Đông. Bão mạnh cấp 13 -14, giật cấp 17.

Đến 10h giờ ngày 6/9, bão số 3 ở vào khoảng 19,7N-111,9E; cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Đông. Bão mạnh cấp 14 -15, giật trên cấp 17.

Đến khoảng 10h ngày 7/9, bão số 3 ở vào khoảng 20,5N-107,9E trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Bão mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 16.

Hình ảnh vị trí và đường đi của bão số 3.

Hiện ảnh vệ tinh cho thấy đường kính vành đĩa mây bão rất lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng. Mây bão đậm đặc, mắt bão bắt đầu xuất hiện.

Do tác động của bão số 3, khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội. Từ ngày 05-06/9, bão số 3 tiếp tục tăng cường độ, gió mạnh có thể đạt tới cấp 15, giật trên cấp 17 ở vùng gần tâm bão.

Hình ảnh mây vệ tinh của cơn bão số 3.

Trong 24 giờ tới, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sóng biển cao 5,0-7,0m, vùng gần tâm bão 7,0-9,0m. Từ ngày 05-06/9, có thể tăng dần lên 9,0-11,0m. Biển động dữ dội. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, giải thích bão liên tục tăng cấp là do khu vực bão đi qua đang có điều kiện khí quyển như gió, khí áp, nhiệt độ thuận lợi.

Trong công điện gửi hầu hết tỉnh, thành miền Bắc, Thanh Hóa - Quảng Ngãi sáng 3/9, Thủ tướng yêu cầu các địa phương kiểm đếm, rà soát tàu thuyền, chủ động phương án cấm biển. Trên đất liền, các địa phương tổ chức sơ tán người dân khỏi nhà yếu, có nguy cơ ngập sâu.

Các tỉnh, thành miền núi được yêu cầu di dời, sơ tán dân khỏi khu vực nguy hiểm; đảm bảo an toàn hồ chứa, giao thông và sẵn sàng phương tiện cứu hộ khi có yêu cầu. Các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương theo chức năng quản lý triển khai các biện pháp ứng phó.

Từ đầu năm, Biển Đông có hai cơn bão, trong đó bão Prapiron vào Quảng Ninh ngày 23/7, gây mưa lớn cho hầu hết miền Bắc, làm 14 người chết, 5 người mất tích tại thành phố Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Bắc Giang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ dự báo, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão nên ngày và đêm nay (19/9), Hà Nội có mưa rào rải rác và dông, có nơi mưa to.

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.