LIVE Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn
● 14:30: BÃO SỐ 4 ĐANG SUY YẾU THÀNH ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI
Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa cho biết, bão số 4 đã vào đến đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị. Sau khi vào đất liền, bão số 4 đã suy yếu nhanh chóng thành áp thấp nhiệt đới.
Vị trí tâm bão: Khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 10.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15-20km/h.
● 14:00: BÃO SỐ 4 ĐANG ĐỔ BỘ VÀO KHU VỰC QUẢNG BÌNH - QUẢNG TRỊ
14h ngày 19/9, tâm bão Soulik đã đi vào khu vực giữa Quảng Bình và Quảng Trị với sức gió mạnh nhất đạt 74 km/h (cấp 8), gây mưa lớn và cô lập một số khu vực. Gió mạnh đã xuất hiện tại nhiều nơi, như Cồn Cỏ (Quảng Trị) giật cấp 10, Hoành Sơn (Hà Tĩnh) giật cấp 8. Bão Soulik đang di chuyển về phía Tây Tây Nam với tốc độ 25 km/h và dự kiến đến 1h sáng mai (20/9) sẽ ở Trung Lào.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão Soulik đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị. Gió trên cấp 6, giật cấp 8-9 mở rộng ra toàn bộ vùng ven biển đất liền Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế.
Từ sáng đến trưa nay (19/9), khu vực Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế mưa to, một số nơi mưa rất to như: Tà Long (Quảng Trị) 179 mm; Mai Hóa (Quảng Trị) 151 mm; Trọng Hóa (Quảng Bình) 114 mm.
"Chúng tôi đặc biệt lưu ý người dân là hoàn lưu bão Soulik gây mưa rất lớn ở Trung Trung Bộ, Nam đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt ở vùng núi phía Tây là rất cao, nhất là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và Nghệ An", ông Khiêm nói.
● 13:30: QUẢNG BÌNH DI DỜI DÂN Ở KHU VỰC NGUY HIỂM
Sáng 19/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét; bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của nhân dân.
Để ứng phó với bão số 4, đến 11 giờ ngày 19/9, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức di dời 238 hộ dân với khoảng 900 nhân khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đó, huyện Lệ Thủy di dời 35 hộ với 100 nhân khẩu; huyện Bố Trạch di dời 82 hộ/347 nhân khẩu; huyện Tuyên Hóa di dời 27 hộ/90 nhân khẩu và huyện Minh Hóa 94 hộ/381 nhân khẩu.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình đã điều động 100% cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị cùng phương tiện tổ chức ứng trực; các địa phương huy động tối đa lực lượng dân quân cơ động, tại chỗ để ứng phó với mưa bão, lũ, sạt lở đất.
Tại huyện Minh Hóa, vào 11 giờ ngày 19/9, một lượng đất lớn bị sạt, đổ xuống, khiến một nhà dân (thôn Tân Lý, xã Minh Hóa) rạn nứt nhà bếp, may mắn không có thiệt hại về người. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã đến hiện trường, di dời người dân đến nơi an toàn. Chính quyền địa phương đến theo dõi, kiểm tra hiện trường, khi cảm thấy an toàn đã huy động lực lượng cào đất đá sạt lở...
Theo thống kê, tỉnh Quảng Bình hiện có 164 điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở núi, khu dân cư, bờ sông, biển. Tỉnh phân công lực lượng kiểm tra, rà soát 74 điểm sạt lở núi khu dân cư, trong đó 8 điểm nguy cơ cao xảy ra sạt lở khi có mưa lớn
● 13:00: BÃO SỐ 4 TIẾP TỤC DUY TRÌ TỐC ĐỘ 20KM/H
Vào 13h chiều nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17.1 độ Vĩ Bắc; 107.0 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven biển từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.
● 12:00: CHIỀU NAY BÃO SỐ 4 SẼ ĐI VÀO KHU VỰC QUẢNG BÌNH - QUẢNG TRỊ
12h trưa nay, vị trí tâm bão ở khoảng 17.2 độ Vĩ Bắc; 107.1 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20-25km/h.
Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết khoảng từ 13 đến 15h chiều nay, bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình - Quảng Trị.
"Chúng tôi nhận định ở vùng gần tâm bão đi qua có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, khu vực từ thừa thiên Huế cho đến Hà Tĩnh có thể có gió mạnh trên cấp 6.
Đối với thành phố Đà Nẵng trở vào phía nam thì không đáng ngại về gió bão, tuy nhiên mưa ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, tiếp tục trong chiều nay và sau đó sẽ giảm dần" – ông Khiêm nói.
Theo ông Khiêm, khi đi vào đất liền, bão số 4 gây ra mưa lớn diện rộng ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ.
● 11:00: BÃO SỐ 4 GIẬT CẤP 11, TRÊN VÙNG BIỂN QUẢNG BÌNH - THỪA THIÊN HUẾ
● 10:00: BÃO SỐ 4 CHUẨN BỊ QUÉT QUA ĐẢO CỒN CỎ
● 09:55: QUẢNG TRỊ CHO NGHỈ HỌC ĐỂ TRÁNH BÃO SỐ 4
● 09:50: TẠM DỪNG KHAI THÁC SÂN BAY ĐỒNG HỚI DO BÃO SỐ 4
● 09:40: MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG TẠI QUẢNG BÌNH BỊ CHIA CẮT DO LŨ
● 09:30: QUẢNG BÌNH: CẢNH BÁO MƯA LỚN GÂY NGẬP LỤT, SẠT LỞ ĐẤT
● 09:15: BÃO SỐ 4 DI CHUYỂN NHANH, ĐẢO CỒN CỎ GIÓ GIẬT CẤP 8
● 09:00: BÃO SỐ 4 GIẬT CẤP 11, CÁCH QUẢNG TRỊ 120 KM
● 05:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI MẠNH THÀNH BÃO, TĂNG TỐC LÊN 20 KM/H
Vào lúc 4h sáng, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17.4 độ Vĩ Bắc; 109.8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 210km về phía Đông Đông Bắc, Quảng Trị khoảng 262km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất: Cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.
Đến 16 giờ ngày 19/9 , bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20-25km/h trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; độ rủi ro thiên tai cấp 3. Khu vực chịu ảnh hưởng thuộc vùng biển phía Tây của khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa); vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.
Đến 4 giờ ngày 20/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h, suy yếu dần thành vùng áp thấp trên khu vực trung Lào, sức gió mạnh nhất của vùng áp thấp là dưới cấp 6. Khu vực chịu ảnh hưởng thuộc vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Nam (bao gồm đảo Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư); khu vực đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.
● 03:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI CÁCH ĐÀ NẴNG 235 KM
Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17.3 độ Vĩ Bắc; 110.1 độ Kinh Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 235km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h. Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Từ sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu áp thấp nhiệt đới / bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay trong không khí.
NGÀY 18/9: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ĐI QUA HUYỆN ĐẢO HOÀNG SA, MIỀN TRUNG MƯA LỚN
● 22:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI CÁCH ĐÀ NẴNG 320 KM
Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới hiện đang ở 17.0 độ Vĩ Bắc; 111.1 độ Kinh Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 320km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất: Cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9. Dự báo: Trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10-15km/h. Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Từ gần sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7. - Đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu áp thấp nhiệt đới / bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay trong không khí.
● 20:00: MIỀN TRUNG GIẢM MƯA, CẢNH GIÁC TRƯỚC TIN GIẢ VỀ BÃO SỐ 4
Tối 18/9, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cảnh báo về thông tin sai lệch trên mạng xã hội, cho rằng bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền Trung Trung Bộ gây mưa lớn vào sáng 18/9.
Ông Khiêm khẳng định: "Đây là thông tin sai sự thật, gây chủ quan cho người dân trong việc phòng, chống áp thấp nhiệt đới, bão, đồng thời gây hoang mang cho dư luận. Chiều và tối 18/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị - Quảng Ngãi sẽ có thời gian tạm giảm mưa. Đây không phải là hiện tượng giảm mưa khi tâm bão qua như gần đây tôi thi thoảng có đề cập. Áp thấp nhiệt đới còn ở xa ngoài khu vực Hoàng Sa; dự báo tiến gần bờ và gây mưa to, gió mạnh trở lại từ nửa đêm về sáng 19/9, đặc biệt là khu vực từ Nghệ An đến Quảng Nam. Tôi đề nghị người dân không chủ quan nghĩ bão đã qua mà mất cảnh giác".
Giải thích thêm về tình hình mưa ở Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ, ông Khiêm cho biết, dù áp thấp nhiệt đới còn cách xa đất liền nhưng hệ thống mây rìa phía Tây của nó, kết hợp với gió mùa Tây Nam mạnh cùng dải hội tụ nhiệt đới, đang duy trì, gây mưa to và rất to ở toàn bộ khu vực này.
● 19:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ĐANG DI CHUYỂN CÁCH ĐÀ NẴNG HƠN 300 KM
Áp thấp nhiệt đới đang di chuyển về phía vùng biển miền Trung với sức gió cấp 7, giật cấp 9 và có khả năng mạnh lên thành bão trong vòng 12 giờ tới
Vào 18h tối nay (18/9), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào hoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 382 km. Sức gió cực đại đạt 61 km/h, giật cấp 9. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/h. Trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6 - 7, sóng biển cao 2,0 - 4,0 m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/h), giật cấp 10 (89 - 102 km/h), sóng biển cao 3,0 - 5,0 m, biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3 - 0,5 m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Từ gần sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/h), giật cấp 10 (89 - 102 km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm. Từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30 - 60 mm, có nơi trên 100 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
● 18:00: QUẢNG TRỊ SẴN SÀNG SƠ TÁN KHẨN CẤP HÀNG NGHÌN HỘ DÂN
Chiều 18/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị thông báo đã hoàn thiện phương án sơ tán, di dời hàng nghìn hộ dân nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên Biển Đông, có khả năng mạnh lên thành bão số 4.
Theo phương án ứng phó, Quảng Trị sẽ ưu tiên sơ tán khẩn cấp 1.471 hộ dân với 4.411 nhân khẩu tại các xã ven biển thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và huyện đảo Cồn Cỏ. Đây là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão và đổ bộ.
Ngoài ra, địa phương cũng chuẩn bị kế hoạch sơ tán cho 14.012 hộ với 53.159 nhân khẩu tại những vùng có nguy cơ ngập lụt khi mực nước sông vượt báo động 3. Trong tình huống lũ tiếp tục dâng cao, 20.011 hộ với 71.643 nhân khẩu sẽ phải di dời. Đặc biệt, trong trường hợp mực nước dâng đến mức lũ lịch sử, 27.934 hộ dân với 103.993 nhân khẩu sẽ được sơ tán khẩn cấp.
● 14:00: MƯA LỚN KÈM LỐC XOÁY LÀM TỐC MÁI NHIỀU HỘ DÂN Ở THỪA THIÊN HUẾ
Ngày 18/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kèm lốc xoáy đã khiến một số nhà dân tại huyện Phú Vang bị tốc mái, hư hại.
Cụ thể, khoảng 5h30 sáng 18/9, trên địa bàn xã Phú Hồ và Phú Xuân, huyện Phú Vang đã xảy ra lốc xoáy làm tốc mái nhà, công trình phụ của 12 hộ dân; 1 người dân ở xã Phú Hồ bị thương nhẹ đã được sơ cấp cứu tại trạm y tế xã.
Ngay sau khi xảy ra lốc xoáy, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Phú Vang đã chỉ đạo xã Phú Hồ và Phú Xuân cử lực lượng phối hợp với các thôn cùng các gia đình bị ảnh hưởng tiến hành sửa chữa khắc phục kịp thời trong ngày, trước khi ảnh hưởng áp thấp và mưa bão.
● 13:00: MƯA LỚN TRÊN DIỆN RỘNG, ĐÀ NẴNG CHO HỌC SINH TOÀN THÀNH PHỐ NGHỈ HỌC TỪ CHIỀU 18/9
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phát đi thông báo cho học sinh toàn thành phố nghỉ học buổi chiều nay (18/9) và cả ngày mai (19/9).
Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng phát đi thông báo cho trẻ mầm non, học sinh, học viên trên toàn thành phố nghỉ học buổi chiều ngày 18/9 và cả ngày 19/9.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu các trường đại học tư thục căn cứ tình hình thực tế, chủ động quyết định việc đi học của sinh viên. Bên cạnh đó, đối với các trường có tổ chức bán trú liên hệ với cha mẹ trẻ mầm non, học sinh về thời gian đón con; đảm bảo trẻ mầm non, học sinh được quản lý, chăm sóc tốt ở trường khi cha mẹ chưa thể đến đón.
● 12:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ĐANG DI CHUYỂN TRÊN HUYỆN ĐẢO HOÀNG SA
Vị trí tâm áp thấp nhiệt đới hiện có vị trí 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 160 km. Dự báo trong 3 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 - 15 km/h.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Do tác động của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2,0 - 4,0 m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/h), giật cấp 10 (89 - 102 km/h), sóng biển cao 3,0 - 5,0 m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do gió mạnh cao từ 0,3 - 0,5 m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Từ gần sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/h), giật cấp 10 (89 - 102 km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6 - 7.
Từ ngày 18/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm. Từ ngày 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 40 - 80 mm, có nơi trên 150 mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
● 11:30: BIỂN ĐỘNG MẠNH TẠI LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI CẤM TÀU RA BIỂN
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sáng 18/9, tại Quảng Ngãi đã có mưa lớn trên diện rộng. Tại huyện đảo Lý Sơn đã có dông, gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, biển động mạnh.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, mưa lớn đang gây nguy cơ lũ quét trên các sông, suối, sạt lở đất ở các huyện miền núi Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Minh Long.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành công điện khẩn yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương tập trung biện pháp khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới, thiên tai.
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nguyễn Hoàng Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, chính quyền các địa phương ven biển thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới đồng thời kiểm đếm, thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết được hướng đi của bão để chủ động thoát ra hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm.
Quảng Ngãi đã cấm tất cả phương tiện tàu, thuyền ra biển hoạt động (kể cả hoạt động vận tải hành khách ra đảo Lý Sơn) từ 12 giờ ngày 18/9 cho đến khi thời tiết ổn định.
Các địa phương ven sông, biển thông báo, hướng dẫn tàu thuyền, các chủ lồng bè nuôi trồng thủy sản trên sông, biển khẩn trương gia cố hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi an toàn; hỗ trợ người dân gia cố nhà ở đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra, khẩn trương di dời các hộ dân ở vùng trũng thấp thường xuyên bị ngập sâu đến nơi an toàn; đảm bảo an toàn các hồ chứa, công trình trọng điểm đang thi công.
Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh chủ động cho học sinh nghỉ học, nhất là với khu vực trũng, thấp, có nguy cơ sạt lở đất.
Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, hiện có hơn 500 tàu cá với hơn 4.000 lao động của tỉnh đang hoạt động trên các vùng biển; trong đó có hơn 200 tàu với hơn 2.600 lao động đang hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Tất cả các tàu, thuyền đã nhận được thông tin diễn biến, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới.
Đối với các tàu thuyền ở trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, đơn vị đang tiếp tục thông tin cho các chủ tàu, đề nghị khẩn trương di dời phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm.
● 11:00: QUẢNG BÌNH CẤM BIỂN TỪ ĐÊM NAY, SẴN SÀNG SƠ TÁN DÂN
Ngày 18/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện phương án ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, theo dõi sát sao diễn biến thời tiết và tổ chức trực ban nghiêm túc.
Quảng Bình sẽ chính thức cấm biển từ 0 giờ ngày 19/9 cho đến khi tình hình an toàn được xác nhận. Các địa phương cũng được yêu cầu rà soát, kiểm tra những khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập lụt, đồng thời triển khai phương án sơ tán người dân và tài sản đến nơi an toàn. Những khu vực có nguy cơ sạt lở cao như đồi Phòng không (xã Đức Hóa) và thôn Rục (xã Hồng Hóa) đang được giám sát chặt chẽ.
Ngoài ra, các địa phương được chỉ đạo nắm bắt thông tin người dân đi rừng và yêu cầu họ trở về an toàn trước khi mưa lũ xảy ra. Lực lượng chức năng cũng sẽ phân luồng giao thông, kiểm soát các khu vực ngập sâu, bến đò và các cầu phao khi mưa lũ lớn.
Công tác thanh thải vật cản trên các dòng sông, suối và tràn xả lũ tại hồ chứa cũng đang được gấp rút thực hiện nhằm giảm thiểu nguy cơ lũ lụt. Các công trình đang thi công như tuyến Cao tốc Bắc-Nam, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch và kè biển Quảng Phúc cũng đang được đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan liên quan được yêu cầu đảm bảo an toàn cho hệ thống thủy lợi, đê điều và hồ chứa nước. Đồng thời, các đơn vị này sẽ theo dõi chặt chẽ việc tích nước, xả lũ tại các hồ chứa thủy lợi và thủy điện, đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình và chính quyền các huyện, thành phố ven biển đã được giao nhiệm vụ rà soát, kiểm đếm các tàu hàng, tàu cá đang hoạt động trên biển, đặc biệt là các thuyền nan và thuyền nhỏ. Các biện pháp thông báo và hướng dẫn tàu thuyền tránh xa vùng nguy hiểm cũng đang được khẩn trương thực hiện, đảm bảo tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.
Đồng thời, các đơn vị đang triển khai các công tác đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại khu vực neo đậu, tránh tình trạng tàu thuyền bị va chạm, cháy nổ. Các tổ, đội đánh bắt trên biển cũng được yêu cầu duy trì liên lạc và hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra sự cố. Các biện pháp bảo vệ tài sản trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản cũng đang được thực hiện.
● 10:00: MƯA LỚN, CẢNH BÁO NGUY CƠ LŨ QUÉT SẠT LỞ ĐẤT TẠI TRUNG BỘ
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do tác động của dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Trung Bộ kết hợp hoàn lưu của áp nhiệt đới, đêm 17 sáng sớm 18/9, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa to, phổ biến từ 30-70mm, một số nơi xấp xỉ 100mm. Dự báo, ngày 18 đến sáng 20/9, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ xảy ra một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa từ 100-300mm, có nơi trên 300mm.
Trung tâm KTTV Quốc gia cũng đã đưa ra cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh Trung Bộ
● 09:30: MƯA LỚN, NHIỀU TUYẾN PHỐ TẠI ĐÀ NẴNG BỊ NGẬP
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ sáng 18/9, mưa lớn đã xuất hiện trên diện rộng tại Đà Nẵng, gây ngập nhiều tuyến phố. Đến khoảng 7 giờ sáng, tại quận Liên Chiểu, các con đường như Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Bắc Sơn ngập sâu, có nơi nước dâng đến nửa bánh xe, đặc biệt ở những đoạn trũng.
Tại quận Hải Châu, tình trạng ngập lụt bắt đầu từ 6 giờ sáng trên nhiều tuyến phố, trong đó các đường như Núi Thành, Tiểu La ngập nặng khiến người dân không thể di chuyển. Tại các quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà, mưa lớn cũng gây ngập trên các tuyến đường chính như Ngũ Hành Sơn và Khánh Hòa.
Trước đó, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ đã cảnh báo lũ lụt tại khu vực này. Trong vòng 6 giờ qua, Đà Nẵng đã ghi nhận tổng lượng mưa từ 27,2mm đến 30,6mm tại một số khu vực như Hòa Khê, Hồ Thạc Gián và Chi cục Thuỷ Lợi.
● 09:00: ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ĐANG HƯỚNG VÀO VÙNG BIỂN QUẢNG TRỊ - ĐÀ NẴNG
Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết lúc 9h sáng 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 213km về phía đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây tây nam và có khả năng mạnh lên thành bão với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Đến 7h sáng mai, tâm bão cách Quảng Trị khoảng 210km về phía đông đông nam, cách Đà Nẵng khoảng 120km về phía đông, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, bão đi vào đất liền các tỉnh miền Trung và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 7h sáng 20/9, áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực biên giới Việt - Lào, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Khi nào áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão?
Áp thấp nhiệt đới là hiện tượng thời tiết thường xuất hiện ở các vùng biển nhiệt đới, nơi có sự hội tụ của không khí nóng ẩm. Đây là giai đoạn đầu của việc hình thành một cơn bão nhiệt đới. Ở trạng thái này, sức gió tối đa của áp thấp nhiệt đới dao động từ 39-61 km/h. Tuy nhiên, khi hội tụ đủ các điều kiện, áp thấp nhiệt đới có thể nhanh chóng mạnh lên và trở thành bão.
• Sức gió: Sức gió là yếu tố quyết định lớn nhất trong việc phân loại áp thấp nhiệt đới và bão. Khi tốc độ gió tăng lên, đặc biệt khi duy trì ở mức 62 km/h trở lên, áp thấp nhiệt đới sẽ chuyển thành bão nhiệt đới. Ví dụ, nếu tốc độ gió của một hệ thống thời tiết duy trì ở mức từ 39-61 km/h, đó vẫn được coi là áp thấp nhiệt đới. Khi tốc độ gió vượt qua mức 62 km/h, hiện tượng này được phân loại là bão nhiệt đới. Nếu tiếp tục tăng lên trên 119 km/h, bão có thể được nâng cấp lên các cấp độ mạnh hơn
• Nhiệt độ bề mặt biển: Một trong những yếu tố không thể thiếu để áp thấp mạnh lên thành bão là nhiệt độ bề mặt biển. Nước biển ấm là "nhiên liệu" giúp cung cấp năng lượng cho sự hình thành và phát triển của bão. Nhiệt độ nước biển lý tưởng để hỗ trợ sự hình thành bão thường trên 26-27°C. Nếu nhiệt độ này giảm xuống, năng lượng cung cấp cho hệ thống thời tiết sẽ không đủ để duy trì và phát triển thành bão.
• Độ ẩm không khí: Độ ẩm lớn trong không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của áp thấp nhiệt đới. Không khí ẩm giúp hình thành và duy trì những đám mây lớn, tạo ra cơn mưa lớn và các điều kiện thời tiết bất lợi, đặc trưng cho bão nhiệt đới.
• Sự cắt gió ở tầng cao: Sự cắt gió tầng cao có thể làm gián đoạn sự phát triển của bão. Nếu dòng gió ở các tầng cao của khí quyển bị cắt ngang mạnh, nó sẽ làm yếu đi hệ thống áp thấp. Ngược lại, khi dòng gió ổn định và không có sự cắt ngang mạnh, hệ thống áp thấp nhiệt đới sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển thành bão.
Khi áp thấp nhiệt đới tăng cường và hội tụ đủ các điều kiện, sức gió của nó sẽ tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 62 km/h. Ở thời điểm này, áp thấp nhiệt đới sẽ trở thành bão.
So sánh áp thấp nhiệt đới và các cấp độ bão
Bão được chia thành nhiều cấp độ dựa trên sức gió. Sức gió từ cấp 8 trở lên được gọi là bão, và siêu bão khi vượt qua cấp 16. Điều này giúp các cơ quan khí tượng dự báo và đề xuất các biện pháp ứng phó kịp thời với các hiện tượng bão mạnh, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng.
Áp thấp nhiệt đới
• Tốc độ gió: 39-61 km/h, cấp 6-7)
• Đặc điểm gió: Gió khá mạnh, tạo ra cảm giác rõ rệt. Lá cây rung chuyển mạnh, biển có sóng lăn tăn nhưng chưa nguy hiểm.
• Tác động: Thường xuất hiện những đợt mưa lớn kéo dài, gây ngập úng ở các khu vực trũng. Gió có thể làm đổ một vài cây nhỏ, mái che hoặc biển báo yếu.
Bão cấp 8-9 (bão nhẹ)
• Tốc độ gió: 62-88 km/h
• Đặc điểm gió: Gió thổi mạnh, cảm thấy rõ sự rung lắc của cây cối và các vật nhẹ.
• Tác động: Gió mạnh làm hư hỏng nhẹ mái nhà, gãy cành cây, một số công trình tạm bợ có thể bị hư hỏng. Biển có sóng lớn và nước biển dâng cao, gây khó khăn cho tàu thuyền.
Bão cấp 10-11 (bão trung bình)
• Tốc độ gió: 89-117 km/h
• Đặc điểm gió: Gió rất mạnh, làm lung lay các công trình nhỏ và phá vỡ các cấu trúc yếu.
• Tác động: Gió cấp 10-11 gây thiệt hại nặng hơn. Mái nhà dễ bị tốc, các công trình tạm bợ bị phá hủy. Cây cối lớn bị đổ, giao thông tê liệt, điện có thể bị cắt tại nhiều khu vực do cột điện bị đổ. Sóng biển lớn và nước biển dâng cao, gây ngập lụt ven biển.
Bão cấp 12-13 (bão mạnh)
• Tốc độ gió: 118-149 km/h
• Đặc điểm gió: Gió cực mạnh, có thể cuốn bay các vật nặng và làm tốc mái các công trình kiên cố. Cây cối bị quật ngã hàng loạt, nhà cửa hư hỏng nặng.
• Tác động: Gió cấp 12-13 gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng. Mái nhà bị tốc, cửa sổ bị vỡ. Nhiều cột điện và cây xanh lớn bị gãy đổ, có thể làm mất điện diện rộng. Sóng biển rất cao, gây nguy hiểm lớn cho tàu thuyền và ngập lụt sâu các khu vực ven biển.
Bão cấp 14-15 (bão rất mạnh)
• Tốc độ gió: 150-183 km/h
• Đặc điểm gió: Gió cực kỳ mạnh, có thể cuốn bay các vật dụng lớn và phá hủy nhà cửa kiên cố. Cây lớn, bao gồm cả cây cổ thụ có rễ sâu 3-5m có thể bị bật gốc, các công trình công cộng hư hỏng nặng.
• Tác động: Gây thiệt hại lớn, hầu hết các công trình xây dựng không kiên cố đều bị ảnh hưởng. Gió mạnh làm đổ cột điện, cây cối và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng. Sóng biển cao và nước biển dâng có thể làm ngập lụt ven biển và gây nguy hiểm lớn cho tàu thuyền.
Bão cấp 16 Trở Lên (siêu bão)
• Tốc độ gió: Trên 184 km/h
• Đặc điểm gió: Gió cực kỳ nguy hiểm, có sức phá hủy khủng khiếp. Các công trình kiên cố có thể bị phá vỡ, cây cối bật gốc, nhà cửa bị cuốn. Gió mạnh kết hợp với mưa lớn và sóng biển cao gây tàn phá diện rộng.
• Tác động: Siêu bão gây ra thảm họa nghiêm trọng về người và tài sản. Hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng đều chịu thiệt hại nặng nề. Gió có thể phá hủy cả các công trình vững chắc. Lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất là hậu quả thường gặp sau khi siêu bão đổ bộ.
Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22/12, tuyến tàu điện này sẽ bắt đầu chạy thương mại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Trong chương trình thăm chính thức nước Cộng hoà Dominicana, chiều 21/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu chính sách tại Học viện Giáo dục cấp cao về Đào tạo ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa Dominicana với chủ đề: “Nâng tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana: Nhịp cầu hữu nghị, hợp tác giữa Đông Nam Á và Mỹ Latinh".
Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đang nỗ lực huy động nhân lực và xuồng máy tìm kiếm trên đoạn sông ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, nơi xảy ra vụ tai nạn xe chở rác va vào lan can cầu treo và rơi xuống sông, làm 2 người trên xe mất tích vào sáng 21/11.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.
Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.
0