Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định thu hút thiếu niên

Chỉ sau một ngày ra mắt, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định không chỉ thu hút được đông đảo khách tham quan, mà còn được đánh giá sẽ là địa điểm yêu thích của thiếu niên thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trong thời gian tới.

Bảo tàng hiện đang thu hút đông đảo khách tham quan bởi 7 bộ sưu tập với hơn 300 hiện vật, tư liệu quý giá gắn liền với từng giai đoạn hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Trong đó gồm, các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; những chiếc xe các chiến sĩ biệt động đã sử dụng; vũ khí; vật dụng sinh hoạt gắn với hoạt động của lực lượng biệt động; dụng cụ đồ nghề sản xuất của AHLLVTND Trần Văn Lai trong vỏ bọc nhà thầu khoán Dinh Độc Lập; thiết bị thông tin liên lạc...

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên hình ảnh tổng quan về mạng lưới và cách thức hoạt động đầy bí ẩn của Biệt động Sài Gòn - Gia Định hiện hữu đầy đủ và rõ nét qua hệ thống các hầm chứa vũ khí, hầm ém quân xây ngay trong lòng địch phục vụ các trận đánh huyền thoại của biệt động giữa lòng Sài Gòn, trong đó có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Khách tham quan lắng nghe về Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định

Chia sẻ cảm nghĩ khi tham quan bảo tàng, em Nguyễn Trương Minh Quân – Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu ( Quận 3 – TP.HCM ) cho biết: “Không gian ấn tượng nhất đối với em là khu tưởng niệm và khu trưng bày hình ảnh Lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định. Bởi không gian này giúp em hiểu biết thêm được nhiều chi tiết lịch sử của ông cha ta.”

Hình dung thêm về ước mơ sau khi tham quan bảo tàng, em Minh Quân cho biết thêm “Thời kỳ đó ông cha ta đã vất vả hy sinh rất nhiều để giành được nền độc lập, nên chúng ta cần phải gìn giữ thật tốt. Đặc biệt, ở độ tuổi chúng em cần phải tìm hiểu và tham quan những bảo tàng lịch sử ý nghĩa như thế này nhiều hơn nữa. Sau hoàn thành THPT, em sẽ thi vào trường Cảnh sát Nhân dân, An ninh Nhân dân hoặc Sĩ quan Lục quân để bảo vệ tổ quốc và giữ gìn sự bình yên của nhân dân.”

Nhiều thiếu niên thích thú tìm hiểu về các trận đánh của Biệt động Sài Gòn – Gia Định

Được biết, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn – Gia Định từng thuộc Nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập, do AHLLVTND Trần Văn Lai (tức Năm Lai) quản lý.

Ngày 21/6/2023, Sở Văn hoá Thể thao  TP.HCM thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND Thành phố  đã ký cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Bảo tàng chịu sự quản lý của Nhà nước và chính quyền địa phương nơi hoạt động và thuộc sở hữu của gia đình AHLLVTND Trần Văn Lai.

Việc khuyến khích khách tham quan, đặc biệt là thu hút  thiếu nhi thành phố tìm hiểu và tham quan các bảo tàng lịch sử là hoạt động có ý nghĩa và mang tính giáo dục lịch sử  cao./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.