Bảo tàng góp phần phát triển du lịch Thủ đô

Với hệ thống tài liệu, hiện vật phong phú, cùng nhiều đổi mới về nội dung và hình thức trưng bày, hệ thống bảo tàng đang góp phần góp phần quảng bá văn hoá, phát triển du lịch Thủ đô.

Dina là một du khách người Mỹ. Khi đến Hà Nội, cô lựa chọn đi tham quan các bảo tàng để tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và con người Hà Nội. Với Dina, đây là cách nhanh nhất để cô có cái nhìn bao quát hơn về mỗi vùng đất mà cô ghé thăm.

Chị Dina chia sẻ: ''Tôi rất thích bảo tàng này (Bảo tàng Hà Nội: PV). Trước khi tới đây, tôi đã không thể ngờ rằng nó lại chân thực đến vậy. Nơi này rất đẹp, rất sống động, tái hiện lại chân thực văn hóa của Việt Nam và chắc chắn là một điểm nên ghé thăm khi đặt chân tới Hà Nội. Những ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội rất truyền thống. Sự chân thực của nơi này làm tôi rất ngạc nhiên''.

Dina đi tham quan Bảo tàng Hà Nội.

Tính từ đầu tháng 6 tới nay,  Bảo tàng Hà Nội thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan. Tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng cũng là cách mà nhiều trường học thực hiện để giúp các em hiểu hơn về lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến, cuộc sống của người Hà Nội xưa và nay.

Cô giáo Vũ Thị Kim Quy, Trường Tiểu học Marie Curie, cho biết: ''Khi đưa các con đến bảo tàng, các con được trải nghiệm thực tế, được quan sát, nghe các cô hướng dẫn viên thuyết minh. Đây là 1 cách giúp các con hứng thú học lịch sử. Những hiện vật được trưng bày ở đây về con người Hà Nội, văn hoá Hà Nội giúp các con hiểu và yêu hơn nơi các con sinh ra và lớn lên''.

Bảo tàng Hà Nội thu hút hơn 15.000 lượt khách tham quan

Tìm hiểu về trống đồng, sau đó được chơi trò chơi hình trống đồng thu nhỏ... đó là một trong những đổi mới mà Bảo tàng Hà Nội đang nỗ lực thực hiện để mang đến những trải nghiệm mới cho khách tham quan.

Em Hoàng Minh Khánh, Trường Tiểu học Marie Curie, nói: "Chơi cờ này con cảm thấy rất thú vị! Mỗi quân cờ này có hình trống đồng và đánh các số khác nhau.Con đã chơi rất vui với các bạn".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp và chỉ đạo 12 đơn vị nghệ thuật của Bộ xây dựng Kế hoạch tổ chức 6 chương trình nghệ thuật, nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Áo dài là biểu tượng của Việt Nam, cũng đồng thời được ví như "Đại sứ văn hóa" với sứ mệnh lan tỏa, quảng bá văn hóa Việt, thu hút khách du lịch đến với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Lễ hội trò chơi với chủ đề "Thắp sáng văn hoá dân gian năm châu" đã được tổ chức tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn nhằm giúp học sinh hiểu thêm về nét đẹp văn hoá của quê hương Việt Nam và các nước trên thế giới.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình "Những ngày Hà Nội tại tỉnh Điện Biên" diễn ra từ ngày 13-15/9.

Thị xã Sơn Tây nay thuộc thành phố Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử. Trong suốt chiều dài phát triển của minh thị xã Sơn Tây luôn giữ vai trò quan trọng, là một trong bốn vùng đất phên giậu của Thăng Long - Hà Nội, là trung tâm của xứ Đoài và nay được coi là thành phố di sản của Thủ đô.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu 2024" diễn ra từ ngày 6/9 đến ngày 15/9.