Bảo tàng tri ân đồng đội

Gần 20 năm qua, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày ở xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho lớp trẻ.

Ông Lâm Văn Bảng, Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày, cho biết: "Như đồng chí Tố Hữu đã nói, đời cách mạng dấn thân vô là chịu tù đày, là gươm kề cận cổ súng kề vai, không những để cho chúng tôi ghi nhớ mà còn nhắc nhở người dân ở địa phương, mọi đoàn khách đến đây hiểu được những người chiến sỹ cách mạng bị địch bắt và bị tù đày đã đổi xương máu, hy sinh cho cuộc sống ngày hôm nay".

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày đã được một nhóm các cựu chiến binh do ông Lâm Văn Bảng - thương binh hạng 1/4 khởi xướng, thành lập.

Sau gần 20 năm, đến nay các cựu chiến binh đã sưu tầm hơn 5.000 hiện vật, gần 6.000 cuốn sách, tái hiện sự khốc liệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta và tinh thần bất khuất, kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Ông Lâm Văn Bảng cho biết: "Tất cả những bức tượng đều là những con người thật, cả những người còn sống và những người đã hy sinh vì tổ quốc".

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày ở xã Nam Triều.

Bảo tàng được xây dựng trên tinh thần "tự giác, tự nguyện, tự túc, tự chịu trách nhiệm", với sự tham gia của gần 20 cựu chiến binh. Họ coi bảo tàng như nhà của mình, thấy việc thì làm, mỗi người góp chút công sức như một sự tri ân với đồng đội đã hy sinh.

Ông Nguyễn Đình Quốc, nguyên Thuyền phó tàu 0 số, cho biết: "Chiến sỹ Lâm Văn Bảng đã dành cả cuộc đời để xây dựng bảo tàng, đây là nơi giáo dục truyền thống lý tưởng cách mạng. Tôi cũng tự nguyện tham gia để đóng góp sức mình".

Bà Trương Thị Lưu Sa, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, cho hay: "Những ngày tháng 7 này chúng tôi lại về đây để hát cho đồng đội tôi nghe. Vô cùng xúc động".

Địa chỉ đỏ này đã đón hàng chục triệu lượt khách tham quan; tổ chức hàng trăm buổi giao lưu với các nhân chứng lịch sử ở các trường học.

Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật, hiện vật của các chiến sĩ cách mạng mà còn giáo dục cho lớp trẻ về lòng tự hào, tự tôn dân tộc và truyền thống yêu nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội về việc chủ động ứng phó với siêu bão Yagi, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai công tác phòng chống sự cố, thiên tai, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, sẵn sàng cho mọi tình huống.

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.