Bảo tồn di sản văn hóa trong thời trang

Đam mê di sản văn hóa, nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đang nỗ lực khôi phục và gìn giữ những giá trị truyền thống qua các sản phẩm thời trang, kết nối quá khứ với hiện tại, góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa.

Với các dự án bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam như tái hiện cổ phục triều Nguyễn Hoa quan lệ phục, La Quốc Bảo là một nhà sáng tạo trẻ đầy tâm huyết. Anh còn soạn thảo sách về đồ vải Việt, nhằm gìn giữ và quảng bá di sản dân tộc.

Nhà sáng tạo trẻ La Quốc Bảo chia sẻ: "Đối với tôi, cảm xúc lớn nhất vẫn là sự tự hào khi những đứa con tinh thần của mình đã trải qua một quá trình đi từ những dòng nghiên cứu mà hình thành một sản phẩm đưa ra công chúng để họ tiếp nhận không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn truyền tải văn hóa, lịch sử".

Gần đây, các bạn trẻ tại TP. HCM đang có xu hướng chú trọng vào việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa thông qua các hoạt động nghệ thuật, góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa di sản đến cộng đồng. Tuy nhiên, hành trình này không hề dễ dàng bởi phải đối diện nhiều khó khăn về kiến thức chuyên môn hay thiếu nguồn tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, phục hồi di sản.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Lan, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM, cho biết: ''Với khối lượng lớn di sản văn hóa cũng như lịch sử văn hóa lâu đời, các bạn gặp khó khăn trong việc tiếp cận những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo tồn. Bên cạnh đó, còn là được sự định hướng của các chuyên gia đầu ngành trong công tác bảo tồn di sản văn hóa".

Theo các chuyên gia, để người trẻ có thể bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, cần có những hướng đi chiến lược và dài hạn bao gồm nâng cao nhận thức, ứng dụng công nghệ, phát triển các mô hình hợp tác và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.

"Chúng ta cần phải có những chính sách phù hợp. Trong những chính sách đó phải tạo điều kiện cho bạn có không gian để các bạn thể hiện sức trẻ và sức sáng tạo của mình. Để các bạn có được sự kết nối giữa những giá trị sản phẩm văn hóa hiện đại dựa trên di sản văn hóa, để các bạn có thể lồng ghép và tạo ra những sản phẩm hiện đại hiện nay", tiến sĩ Đặng Hoàng Lan cho biết thêm.

Nhà thiết kế Đặng Trọng Minh Châu từng bày tỏ: "Các bạn hãy chú ý tìm hiểu về lịch sử thật kỹ, có thể trao đổi về chuyên môn với nhiều người giàu kinh nghiệm để khi sản phẩm ra mắt sẽ được mọi người đón nhận và hoan nghênh".

Với các định hướng này, các bạn trẻ không chỉ gìn giữ các giá trị truyền thống mà còn phát triển thành những sản phẩm hòa quyện giữa di sản và xu hướng thời đại, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại một cách bền vững.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ca sĩ Ngọc Anh - cựu thành viên nhóm 3A nổi tiếng ở Hà Nội những năm 1990 vừa ra mắt sản phẩm âm nhạc mới mang tên “Rộn ràng xuân đến” - nhạc phẩm mà chị đã ấp ủ từ 20 năm trước nhưng nay mới được hoàn thiện. Đặc biệt, MV có sự tham gia của đại gia đình nữ nghệ sĩ, càng khiến cho ca khúc thêm phần ý nghĩa.

Chắc hẳn với những người yêu thích khám phá những địa điểm bí ẩn, rùng rợn đều nhớ đến Hoàng Nam, một trong những YouTuber - nhà sáng tạo nội dung số hàng đầu tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, Hoàng Nam sẽ ra mắt khán giả bộ phim điện ảnh “Đèn âm hồn”.

Sau hơn một năm im ắng, quán quân Vietnam’s Idol 2023 Hà An Huy chính thức trở lại với EP đầu tay mang tên 'N|.

Trước thềm lễ trao giải chính thức, Ban Tổ chức giải Mai Vàng vừa công bố kết quả một số hạng mục. Trong đó, ở hạng mục “Phim điện ảnh được yêu thích nhất”, tác phẩm “Đào, phở và piano” đã giành chiến thắng khi vượt qua nhiều ứng viên mạnh như: “Mai”, “Lật mặt 7: Một điều ước”.

Đam mê di sản văn hóa, nhiều bạn trẻ tại TP.HCM đang nỗ lực khôi phục và gìn giữ những giá trị truyền thống qua các sản phẩm thời trang, kết nối quá khứ với hiện tại, góp phần lan tỏa vẻ đẹp văn hóa.

Sau khi tham dự gần 20 Liên hoan phim quốc tế và giành hai giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Venice 2024, “Mưa trên cánh bướm” của nữ đạo diễn Dương Diệu Linh trình làng khán giả Việt Nam với các suất chiếu sớm từ 1/1/2025 tại các rạp trên toàn quốc.