Bảo tồn, phát triển chèo tàu Tổng Gối
Hội hát chèo tàu (hát tàu tượng) là loại hình diễn xướng dân gian độc đáo của vùng Tổng Gối xưa, nay là xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.
Hội hát được tổ chức lần đầu vào năm 1683 và duy trì 25 năm một lần. Trải qua những thăng trầm lịch sử, hội hát chèo tàu Tân Hội đã từng bị gián đoạn hàng chục năm.

Từ năm 1998, hội hát chèo tàu đã được địa phương khôi phục, đây là lần thứ 3 tổ chức theo quy mô lớn. Bên cạnh các hoạt động diễn xướng chèo tàu như hát lễ trình, hát thuyền đối đáp tàu tượng và hát bỏ bộ giao lưu với khách thập phương, lễ hội còn có các hoạt động thể thao, ẩm thực và trưng bày sinh vật cảnh...
Ban Tổ chức mong muốn thông qua hoạt động lễ hội góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của chèo Tàu - một nét văn hóa đẹp đẽ, gần gũi với đời sống người dân vùng đất Tân Hội giàu truyền thống.
Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày, từ ngày 23 đến 24/2 ( tức 14, 15 tháng giêng năm Giáp Thìn).
Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, tổ chức và nghệ nhân triển khai chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trong khu phố cổ nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
Đất Kinh kỳ cổ kính Thăng Long - Hà Nội đã nuôi dưỡng và chứng kiến những thăng trầm của nghệ thuật ca trù, nay tiếp tục là chiếc nôi đào tạo và phát triển nghệ thuật này.
Hội chùa Nành từ lâu đã được biết đến như một lễ hội đặc sắc của Hà Nội, nổi bật với các nghi thức và hoạt động dân gian cổ truyền.
Chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm 2025 diễn ra tối 13/4, mang đến những màn trình diễn áo dài rực rỡ, thể hiện sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới thời đại.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
0