Bảo tồn văn hoá dân gian trong dòng chảy văn hoá Hà Nội

Hà Nội có vốn di sản văn hoá lớn nhất cả nước, trong đó phải kể tới những di sản văn hoá dân gian, được nhân dân các địa phương gìn giữ, phát huy qua nhiều thế hệ. Thành phố Hà Nội luôn chú trọng phát huy giá trị vốn di sản quý giá này, góp phần đưa văn hóa của Thủ đô phát triển.

Là một làng cổ thuộc xã Thụy Lâm - huyện Đông Anh, Đào Thục được biết đến là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước, được lưu giữ, trao truyền qua hàng trăm năm. Vì vậy, khi được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, người dân nơi đây đã không giấu nổi niềm tự hào, hãnh diện.

Giống như làng Đào Thục, nhiều địa phương ở Hà Nội đã gìn giữ được di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, đồng thời phát huy được giá trị của di sản trong đời sống. Thành phố Hà Nội cũng tạo điều kiện để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di sản tại các sự kiện văn hóa của thành phố và cấp quốc gia. Được mệnh danh là Thủ đô di sản, bên cạnh gần 6 nghìn di tích văn hóa - lịch sử, Hà Nội còn ghi nhận 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội luôn đề cao vị trí, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa

Nhận rõ sức mạnh to lớn của văn hóa, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã nhanh chóng đón nhận các nghị quyết, chính sách của Trung ương và cụ thể hóa thành các chương trình hành động, quyết sách để khơi nguồn lực nội sinh của văn hóa, từng bước chuyển hóa nhận thức thành hành động cụ thể, đưa văn hóa của Thủ đô phát triển.

Trên cơ sở nhận thức được giá trị của những di sản văn hóa, đồng thời xác định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội luôn đề cao vị trí, vai trò của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; coi đó là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển. Di sản văn hóa là nguồn tài nguyên, là chất liệu và là nguồn vốn thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng để trở thành các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, giúp Hà Nội có thể phát triển nền công nghiệp văn hóa./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.