Bảo vệ cây xanh mùa mưa bão

Từ đầu mùa mưa bão đến nay, Công ty TNHH Một thành viên cây xanh đã cắt tỉa tán, hạ độ cao khoảng trên 60.000 cây xanh tại Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện đơn vị đang quản lý khoảng 170.000 cây bóng mát trong đô thị trên địa bàn 12 quận và 5 tuyến đường.

Ở khu vực đô thị Hà Nội hiện có gần 20 nghìn cây có tuổi đời trên 80 năm. Theo các chuyên gia, giải pháp để tránh việc cây gãy, đổ trong mùa mưa là cần phải tăng tần suất kiểm soát.

Ông Nguyễn Gia Mỹ, Đội phó Đội cắt tỉa cây xanh - Công ty TNHH Một thành viên cây xanh Hà Nội, cho biết: để chặt hạ một cây xanh, cây chết cũng như cành sâu mục, hoặc cong nghiêng có nguy cơ đổ trong mùa mưa bão, trước tiên, đơn vị phải khảo sát, đánh giá để nắm bắt từng tuyến phố, từng chủng loại cây bị sâu mục để báo cáo về phòng và khi có lệnh mới tiến hành xử lý, cắt tỉa, chặt hạ.

Theo ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV công viên cây xanh Hà Nội, hiện nay, việc kiểm ta rà soát tình trạng chất lượng cây chủ yếu là bằng mắt thường và kinh nghiệm, việc sử dụng máy móc thiết bị chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên việc kiểm tra bằng mắt thường và kinh nghiệm vẫn là giải pháp chủ yếu.

Từ đầu mùa mưa bão đến nay, Công ty TNHH Một thành viên cây xanh đã cắt tỉa tán, hạ độ cao khoảng trên 60.000 cây.

Việc kiểm tra, rà soát, xử lý cây xanh trên các tuyến phố trong mùa mưa bão luôn nhận được sự ủng hộ của người dân.

Bà Đoàn Thị Phương (tổ dân phố số 5, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm) bày tỏ: "Tôi thấy vấn đề rà soát là rất cần. Mỗi một mùa mưa bão cây cối đổ rất nhiều, vừa thiệt cây trồng cổ thụ, vừa gây mất an toàn cho nhân dân". Tuy nhiên, theo bà Phương, quá trình chặt hạ, cắt tỉa cây cần làm sao cho trúng và có tác dụng.

Trước mùa mưa bão, các đơn vị duy trì cây xanh đều chuẩn bị nguồn cây bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng để trồng bổ sung, thay thế kịp thời các cây bóng mát bị đổ, gãy, phải chặt hạ. Tất cả những phương án ứng phó đều hướng tới mục tiêu giảm đến mức thấp nhất số lượng cây gãy, đổ, cũng như thiệt hại do cây gãy, đổ gây ra, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.

Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.

Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.