Bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam tại nước ngoài

Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội là hiệp định đầu tiên, mở ra cơ sở pháp lý đảm bảo an sinh xã hội cho lao động Việt Nam và Hàn Quốc.

Ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc và ở chiều ngược lại, ngày càng có nhiều lao động Hàn Quốc làm việc tại Việt Nam. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã đưa hơn 122 nghìn lượt lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc và ngược lại.

Anh Nguyễn Hữu Quảng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: “Tôi đi xuất khẩu lao động theo diện EPS, về nước khi hết thời hạn lưu trú. Làm việc bên đấy trong công ty sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô. Hiện mình mong muốn tìm công việc phù hợp”.

Theo ông Hirose Kenichi, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội, tổ chức lao động quốc tế châu Á - Thái Bình Dương: “Lao động của Việt Nam đang làm việc ở rất nhiều quốc gia, chúng ta hãy suy nghĩ xem Việt Nam làm sao để đảm bảo an sinh xã hội cho các lao động ở tất cả các quốc gia này.

Chúng ta cần phát triển thêm nhiều hiệp định với các quốc gia khác, và chúng tôi, ILO, đang hỗ trợ những việc như vậy, các bạn có thể đặt vấn đề trao đổi để chúng tôi hỗ trợ mở rộng quan hệ thêm nhiều đối tác khác”.

Ông Hirose Kenichi, chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội, tổ chức lao động quốc tế châu Á - Thái Bình Dương.

Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về BHXH là hiệp định đầu tiên, mở ra cơ sở pháp lý đảm bảo an sinh xã hội cho lao động Việt Nam và Hàn Quốc.

Thời gian tới, việc bảo đảm an toàn và quyền lợi cho người lao động ở những quốc gia có nhiều lao động Việt Nam làm việc như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia cần được đặc biệt quan tâm thông qua các ký kết hợp tác, hiệp định nhằm mục tiêu bảo vệ người lao động

Việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động ở nước ngoài cần được đặc biệt quan tâm.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.

Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).

Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.

Nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng các nhà máy sản xuất công nghiệp trọng điểm trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh vẫn ổn định sản xuất trong và sau bão số 3.

Sau khi nước rút, nhiều người dân sống tại các khu vực ngập lụt do nước sông Hồng dâng cao, phải di dời, đã trở về và bắt tay vào dọn dẹp, đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Trước những mất mát to lớn vì cơn bão số 3 gây ra, Đài Hà Nội kêu gọi cán bộ, nhân viên ủng hộ để cùng bà con các vùng bão lũ khắc phục hậu quả.