Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng an toàn trên 'chợ mạng'

Sau đại dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng thay đổi, song hành là sự bùng nổ của thương mại điện tử. Bởi, bên cạnh sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức, người tiêu dùng còn được trải nghiệm việc so sánh giá cả và chất lượng trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Thế nhưng, lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, nhiều đối tượng đã tranh thủ tuồn hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng vào bán để trục lợi cùng muôn vàn thủ đoạn, chiêu trò che mắt cơ quan chức năng.

Giá rẻ, nhiều voucher khuyến mại và dễ dàng lựa chọn là những lý do khiến chị Hoàng Thị Lệ Linh luôn lựa chọn các sàn thương mại điện tử để mua sắm. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi thì chị cũng thường xuyên nhận được sản phẩm không như quảng cáo, hàng kém chất lượng ngay cả khi mua hàng trên những shop được đánh giá uy tín.

Chị Hoàng Thị Lệ Linh chia sẻ: "Mình đã từng mua phải hàng giả từ những gian hàng chính hãng trên thương mại điện tử. Mình không nghĩ mua phải hàng giả từ những gian hàng chính hãng như thế. Việc này ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu và người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cần can thiệp sớm để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra."

Ông Vũ Văn Trung - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: "Trên không gian mạng phát triển rất mạnh mẽ, nhiều khi người tiêu dùng không theo kịp và thậm chí kiến thức, kỹ năng để gia nhập môi trường mạng vẫn còn hạn chế do đó phải làm sát và làm mạnh hơn nữa."

Cần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trên các sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử đã trở thành một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là những rủi ro đi kèm như lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản; lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái, kéo dài thời gian giải quyết khi có khiếu nại…

Do đó, chia sẻ lại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 sáng 15/3, các chuyên gia kỳ vọng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ tháng 7 năm 2024 sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Để khắc phục những hạn chế trong mua sắm trực tuyến, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường năng lực thực thi; tập trung xác minh dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Tập trung thực hiện kế hoạch triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2024, tiếp tục quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, giai đoạn 2025 - 2035.

Kết thúc phiên đấu thầu sáng 14/5, đã có 8 đơn vị trúng thầu 81 lô, tương đương 8.100 lượng vàng.

Với gần 200 cuộc ra quân trong hơn một năm hoạt động, nhóm Hà Nội Xanh đã trả lại màu xanh cho gần 100 con sông tại Hà Nội. Dự án không chỉ hướng tới một Hà Nội "xanh, sạch, đẹp", mà còn lan tỏa thông điệp “chúng ta hãy chung tay tạo một môi trường lành mạnh, đáng sống”.

UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa khai trương điểm dịch vụ, du lịch văn hóa và giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó của vùng Bưởi xưa tại địa chỉ số 189, phố Trích Sài (phường Bưởi, quận Tây Hồ).

Theo kế hoạch năm học 2023 - 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023 - 2024 kết thúc trước ngày 31/5.

Hàng ngàn gói chân gà “ăn liền” không rõ nguồn gốc xuất xứ, chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ đã bị phát hiện và thu giữ. Đặc biệt, đây đều là các mặt hàng đang “bán chạy” trên thị trường hiện nay.