Bảo vệ sức khoẻ những ngày không khí ô nhiễm

Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, có thời điểm mức độ ô nhiễm thậm chí nằm trong top cao nhất thế giới, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe người dân Thủ đô.

Hà Nội những ngày này bị bao phủ bởi một lớp mờ ảo không phân biệt được sương mù hay bụi bẩn. Đeo khẩu trang tập thể dục là hình ảnh dễ dàng bắt gặp tại các khu vực công cộng vào buổi sáng sớm, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Bà Trần Thị Ánh Tuyết (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày hôm nay khó thở hơn, nặng hơn. Cô gần 70 tuổi rồi, cô phải đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe".

Bà Nguyễn Thị Tư (quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Đi bộ đeo khẩu trang khó chịu vì không khí không thoát ra ngoài, nhưng vẫn đeo để đảm bảo sức khỏe".

Với những người dân sống ngay sát đường giao thông, mặc dù họ đã tìm đủ mọi cách để không khí xung quanh nhà đỡ ô nhiễm và bụi bẩn nhưng vẫn không cải thiện được bao nhiêu.

Chị Lê Thị Thu (quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay: "Cứ buổi sáng buổi chiều xe ô tô, người đi lại đông, đường bé, người nhiều. Bán hàng toàn đóng cửa đấy chứ, mở cửa một lúc thì bụi lắm, đóng cửa rồi nhưng bụi nhỏ vào nhiều lắm, một ngày phải lau, chùi, phủi 2 - 3 lần".

Với những ngôi trường mầm non, nơi có nhiều trẻ nhỏ, việc trang bị máy lọc không khí cho từng lớp học là giải pháp được ưu tiên đầu tư. Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Bristish Columbia, cho biết: "Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn kiểm tra qua ứng dụng dự báo về ô nhiễm không khí đưa ra hướng dẫn cho thầy cô di chuyển hoạt động của các con. Nếu ô nhiễm cao, cho các con vui chơi trong nhà, máy lọc không khí bật 24/24 đảm bảo không khí trong lành".

Ô nhiễm không khí đã duy trì nhiều ngày gần đây ở Hà Nội. Để tự bảo vệ bản thân, người dân Thủ đô tìm mọi cách để chống chọi với ô nhiễm không khí, với bụi bẩn. Các chuyên gia cho rằng Hà Nội cũng đã có biện pháp để nâng cao chất lượng không khí và bước đầu cũng đạt được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức đang được đặt ra.

Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến – Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng: "Do đặc thù xây dựng mình không thể kiểm soát được, mọi nơi mọi chỗ diễn ra hoạt động xây dựng lớn, đập phá, bụi từ cao xuống, từ dưới lên, khối lượng xe máy lớn, kiểm soát bụi rất khó khăn".

Theo dự báo, trong những ngày tới, thời tiết chưa có sự biến đổi, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn duy trì. Vì vậy, người dân nên có sự chuẩn bị để bảo vệ sức khỏe, như là đeo khẩu trang chống bụi khi di chuyển ở ngoài trời, thường xuyên vệ sinh mũi họng, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. Nếu phải tham gia giao thông, nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần 4 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đến sáng 24/12, bệnh nhân 52 tuổi bị ngộ độc thực phẩm nặng ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bình phục.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã triển khai công tác y tế năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chiều 24/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.

Sáng 24/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tham dự Hội nghị.

Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng đau lưng sau khi ngủ dậy dần trở nên phổ biến và trẻ hoá, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân và khắc phục thế nào cho hiệu quả?

Việt Nam hiện là quốc gia có số ca ghép tạng cao nhất khu vực Đông Nam Á, nhưng chủ yếu từ nguồn tạng hiến sống. Nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Việt Nam rất hạn chế, trong khi ở các nước phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tạng này.