Bảo vệ trẻ em trước những tác động của thuốc lá
Theo thống kê trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá. Trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm. Đồng thời tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi cộng cộng và nơi làm việc.
Tuy nhiên, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đặc biệt là trong giới trẻ, ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ hút thuốc đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023.
Các loại thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang đe doạ những thành tựu mà chúng ta đạt được. Bởi lẽ, ngoài gây ra bệnh lý về hô hấp, tim mạch, ung thư, thuốc lá còn gây ra nhiều hệ luỵ khác như ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản.
GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế.
Trái ngược với lời quảng cáo: "Không gây nghiện! không độc hại!", thuốc là thế hệ mới gây ra nguy cơ bệnh tật cao hơn, thậm chí là những tác hại sớm hơn so với thuốc lá truyền thống. Với việc sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng, hàng ngàn trường hợp ngộ độc nicotin đã được báo cáo ở Mỹ, châu Âu và các quốc gia khác trong những năm gần đây.
Tại Việt Nam, theo báo cáo tổng hợp của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Mỗi năm có hàng trăm người nhập viện Bệnh viện Bạch Mai do ngộ độc ma túy có trong tinh dầu thuốc lá điện tử, đa phần ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Các bệnh nhân nhập viện thường xuất hiện ảo giác, bồn chồn lo lắng và có nhiều hành động bất thường. Một số bệnh nhân có kết quả xét nghiệm cho thấy trong tinh dầu thuốc lá đã sử dụng đều chứa ít nhất ba loại ma túy tổng hợp. Điều đáng lo ngại là người sử dụng không thể tự nhận biết.
Thuốc lá điện tử ngày nay là môi trường để dung túng và chứa chấp các loại ma tuý thế hệ mới, thậm chí các chuyên gia chưa từng nghe thấy. Chắc chắn chúng ta đã thấy đó là những chất kích thích cực mạnh lên thần kinh, tim mạch, thậm chí lên đa cơ quan.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Xưởng sản xuất thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nằm trong một con ngõ sâu thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Theo điều tra của Công an, đối tượng lên mạng tìm kiếm công thức, sau đó qua mạng xã hội liên hệ với các đối tượng ở nước ngoài đặt mua tinh dầu và các nguyên liệu cần thiết. Các đối tượng pha chế, bơm tinh dầu ma túy sau đó chạy máy để thành thuốc lá điện tử.
Khoảng 3 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nước ta đã gia tăng đáng kể. Với học sinh từ 13-17 tuổi, đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ tăng gấp đôi, từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023.
Việc sử dụng thuốc lá ngày càng sớm sẽ là nguy cơ gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng như hội chứng tổn thương phổi cấp, ngộ độc, thương tích do nổ pin, tăng nguy cơ sử dụng thuốc lá điếu thông thường. Bên cạnh đó là phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Ngộ độc thuốc lá điện tử có chứa ma túy khiến cho hệ thần kinh tổn hại nghiêm trọng. Không ít trường hợp bệnh nhân chịu tổn thương não vĩnh viễn.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng còn gây ô nhiễm môi trường. Chất thải thuốc lá là một trong những chất thải ô nhiễm nhất trên thế giới với hàng tỷ mẩu thuốc lá gây ô nhiễm môi trường toàn cầu mỗi năm.
Chúng ta đang phải đối mặt với các loại rác thải của thuốc lá điện tử bao gồm các thiết bị dùng một lần như hộp đựng, bao bì và pin. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ liệt kê vỏ và hộp đựng chất lỏng của thuốc lá điện tử là chất thải nguy hại cấp tính.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0