Bão Yagi giảm xuống cấp 14 khi vào vịnh Bắc Bộ
Vào 19h chiều nay, tâm bão Yagi có vị trí 20,1 độ Vĩ Bắc, 110,3 độ Kinh Đông, ở phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) và đang trên đường đi vào vịnh Bắc Bộ. Tâm bão hiện cách Quảng Ninh khoảng 360km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15 - 20 km/h. Do ảnh hưởng của bão số 3, tại đảo Bạch Long Vĩ (thuộc Thành phố Hải Phòng) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Mặc dù còn cách xa đất liền nhưng bão Yagi đã bắt đầu ảnh hưởng tới khu vực Hà Nội. Dữ liệu trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy khu vực các quận/huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên có mưa rào và dông mạnh trong 3 giờ qua. Dự báo trong khoảng từ 30 phút đến 4 giờ tới, những vùng mây này tiếp tục gây mưa dông mạnh ở các khu vực trên, sau đó sẽ lan sang các quận/huyện thuộc nội thành của thành phố Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Dự báo, đến 7h ngày 7/9, siêu bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15 - 20 km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc - 108,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 150 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật trên cấp 17.
Đến 19h ngày 7/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15 - 20 km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc - 106,4 độ Kinh Đông trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.
Đến 19h ngày 8/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Vị trí tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc - 102,3 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp giảm xuống dưới cấp 6.
Về tác động của bão, vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông đêm 06/9 có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội. Ngày 07/9 gió giảm dần.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh cấp 6-7. Từ tối và đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.
Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 7/9).
Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông đêm 06/9 có sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm bão 6,0-8,0m. Ngày 07/9 độ cao sóng giảm dần.
Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.
Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.
Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá)-2,0m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 07/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hoá)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 07/9.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.
Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9).
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, đêm 6/9 ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá-Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh trước khi bão ảnh hưởng.
Các cơ quan khí tượng đánh giá, bão số 3 Yagi được cho là siêu bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và thiết lập nhiều kỷ lục mới, cho đến thời điểm này.
Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đánh giá siêu bão Yagi là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Trong đó, vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 250km, vùng có gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng có gió mạnh trên cấp 12 khoảng 80km quanh tâm bão.
Các trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định bão số 3 tiếp tục duy trì cấp siêu bão (từ cấp 16 trở lên) cho đến khi vào đến vùng ven biển phía Đông đảo Hải Nam.
Theo thông tin từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 gây nguy cơ ngập lụt diện rộng tại các tỉnh vùng núi, đồng bằng trung du Bắc Bộ, các khu đô thị, đặc biệt các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
Đặc biệt, mưa tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi, trung du của Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Từ đêm 6 đến ngày 8/9, cần lưu ý tại 106 huyện, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh miền Bắc.
Đây là cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất từ trước đến nay trong lịch sử khí tượng Việt Nam (48 tiếng). Cụ thể, lần thứ 3 trong lịch sử cấp độ rủi ro thiên tai Cấp độ 4 (màu đỏ) được ban hành và cũng lần đầu tiên trong lịch sử cấp độ 4 được sử dụng ở Vịnh Bắc Bộ.
Vào lúc 22h ngày 7/9, theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, bão số 3 sau khi đi vào vịnh Bắc Bộ đã tiếp tục giảm thêm một cập nữa, xuống cấp 14.
Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 1/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra phán quyết đối với đối với 13 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh.
Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.
Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.
Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại TP.HCM thường xuyên bị đảo lộn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường của thành phố với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích.
Nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.
Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
0