Bất cập thị trường vàng làm nóng nghị trường Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 11/11, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề đầu tiên được chất vấn liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý thị trường vàng đã được đại biểu Quốc hội đặt ra với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Đại biểu Lưu Văn Đức, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk, đặt câu hỏi: "Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường. Đề nghị Thống đốc cho biết thời gian qua đã thực hiện yêu cầu trên như thế nào và tác động đến giá vàng và thị trường vàng trong hiện tại và tương lai?".

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn ở mức cao, để thu hẹp nhanh khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang phương án bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC. Nhờ cách thức can thiệp này, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế đang ở chỗ từ 15 - 18 triệu đồng/lượng, chỉ còn 3 - 4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, thị trường vàng vẫn còn tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp và chúng ta là nước không sản xuất vàng cho nên việc can thiệp hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu vàng quốc tế, diễn biến sẽ khó lường và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến này để đưa ra các chính sách ổn định thị trường vàng".

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, nêu vấn đề: "Ngân hàng chỉ bán mà không mua, nếu người dân muốn bán vàng do nhu cầu để sử dụng tiền mặt thì bán ở đâu? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng vàng khác cũng không mua".

Trả lời cho câu hỏi của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Trong giai đoạn này, Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thực hiện giải pháp để tăng cung vàng. Đối với hệ thống kinh doanh mua bán vàng miếng, đã có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Các ngân hàng và doanh nghiệp này vẫn mua bán vàng bình thường. Câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân có thể vì một vài lý do nào đấy để cân đối tiền".

Đại biểu Đỗ Huy Khánh - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai chia sẻ: "Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước thị trường phát triển cho phép thành lập sàn giao dịch vàng, thu hút nguồn lực vàng và mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước".

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho hay: "Để thành lập sàn vàng cũng cần đầu tư về cơ sở hạ tầng; hơn nữa Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng. Như vậy, để thành lập sàn vàng, đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ lưỡng để tham mưu, đề xuất với Chính phủ ở thời điểm phù hợp và phù hợp với bối cảnh, điều kiện của Việt Nam".

Liên quan đến chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, quản lý thị trường vàng hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã trả lời các vấn đề mà cử tri quan tâm.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu: “Thực hiện chính sách tiền tệ, chúng ta đã giảm thuế cho các doanh nghiệp và người dân gần 800 ngàn tỷ; chúng ta giữ được tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam; xử lý được hai ngân hàng 0 đồng và chuẩn bị xử lý tiếp hai ngân hàng 0 đồng và ổn định hệ thống, phục vụ cho nền kinh tế rất tốt. Có tình trạng vàng miếng tăng 18 triệu/lượng (25% so với giá vàng thế giới), nguyên nhân là giá vàng thế giới cao, tâm lý, cầu tăng cao, bất động sản đóng băng, sản xuất kinh doanh khó khăn, trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ rủi ro…vàng trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi. Về giải pháp sắp tới, Chính phủ chỉ đạo thực hiện mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh; thúc đẩy thị trường vốn phát triển.”

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mục tiêu khắc phục hạn chế của mô hình truyền thống, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc sắp xếp, tái cấu trúc bộ phận một cửa.

UBND thành phố thống nhất chủ trương triển khai ngay trong giai đoạn 2025 – 2030 bằng nguồn vốn đầu tư công các cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Tại Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là đòi hỏi bức thiết của tình hình thực tiễn hiện nay.

Với mật độ phương tiện đông đúc, cùng chất lượng không khí ô nhiễm như hiện nay, nhiều người đã lựa chọn xe buýt để di chuyển, vừa an toàn vừa sạch sẽ, có nhiều tuyến rất thuận tiện.

Chiều 24/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 đến 28/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay, 24/11, tại Hội nghị Nghị viện Quốc tế lần thứ 11 vì Bao dung và Hoà bình ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu quan trọng, đưa ra các đề xuất để cùng nghị viện các nước chung tay xây dựng nền hoà bình, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm.