Bất cập tình trạng cầu vượt đi bộ ít người sử dụng
Trước cổng Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều, nhiều người vẫn qua đường một cách đầy nguy hiểm như thế này... bất chấp ngay gần đó có một cây cầu vượt bộ hành được xây dựng từ lâu nhưng rất ít người sử dụng.
Ông Dương Công Sự, ở thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang chia sẻ: ''Biết là nguy hiểm nhưng đi bị cắt ngang đường nó tiện, nó nhanh hơn. Lên cầu để sang đường thì nhiều bệnh nhân yếu đi qua đây lại khó khăn. Cầu này ít người sử dụng, những lúc tắc mới đi qua đây, lúc thoáng thì đi ở dưới.''
Ông Trần Ngọc Thụ, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho biết: ''Nhận thức của con người cũng là một vấn đề nữa. Người đi bộ với người đi xe tìm cách mà tránh nhau thôi. Lối lên xuống chật hẹp như thế kia không thể đi được.''
Cầu vượt bộ hành bị ngó lơ, chẳng mấy ai sử dụng. Nơi đây lại đang trở thành điểm nghỉ chân của người nhà bệnh nhân.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có khoảng 70 cầu vượt dành cho người đi bộ, được bố trí ở những nơi gần trường học, bệnh viện, điểm dừng xe buýt… Thế nhưng sau thời gian đưa vào khai thác, hiện nay, những cầu vượt này luôn trong tình trạng vắng vẻ. Đây quả thực là một điều vô cùng lãng phí
Thậm chí, tại một số cầu vượt bộ hành, chân cầu còn được tận dụng để tập kết xe chở rác. Mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến không gian của người đi bộ.
Chị Trần Thị Kim Dung, phường Quang Trung, quận Đống Đa, chia sẻ: ''Mình cảm thấy xe rác tập kết ở đấy rất khó chịu với bản thân mình, đây cũng là một nguyên nhân khiến mọi người không sử dụng cầu đi bộ. Ngoài ra, ý thức cũng tác động lớn đến việc mọi người có đi qua cầu hay không nên cần có biện pháp tuyên truyền nhiều hơn.''
Không những vậy, nhiều cầu vượt đi bộ có mái che râm mát đã bị ngang nhiên chiếm dụng như thế này…
Ông Trần Huy Ánh, ủy viên Ban thường vụ, Hội Kiến trúc sư Hà Nội chia sẻ: ''Khi đi trên cầu, người ta lạm dụng quảng cáo, ở không gian bị che như thế, có cảm giác bất an. Thứ hai là cầu đơn điệu, chỉ để đi bộ thôi, trong khi trên thế giới họ sử dụng lối đi bộ với mạng lưới đi trên cao để đi dọc đường phố nhìn cảnh quan, mà còn tiếp cận những trung tâm thương mại, họ biến cầu đi bộ trở thành tầng đi lại trên cao rất hấp dẫn.''
Đến bao giờ cầu vượt bộ hành mới phát huy hiệu quả vẫn đang là câu hỏi? Bởi như cổng viện K Tân Triều, công trình này được xây dựng ở vị trí rất phù hợp.
Cầu đi bộ nhưng không được sử dụng để đi bộ lại còn bị chiếm dụng vào mục đích khác. Và tất nhiên, người dân cũng không thể an toàn vì chưa bỏ thói quen xấu khi muốn qua đường...
Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
0