Bất cập xe đi chậm chiếm làn đi nhanh trên cao tốc

Liên quan đến việc lưu thông trên đường cao tốc, ở nhiều nước trên thế giới, các làn xe phía bên trái thường được quy định dành cho xe chạy với tốc độ cao, xe chạy vượt xe khác đi chậm hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trên các tuyến cao tốc, các xe tải, xe đi chậm thường chiếm các làn phía bên trái gần dải phân cách. Những xe này sẽ bị xử lý như thế nào?

Nhóm chuyên gia trường Đại học Giao thông vận tải đã thực hiện khảo sát việc sử dụng làn đường và tốc độ xe chạy của các phương tiện trên ba tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Láng Hòa Lạc và Hà Nội – Thái Nguyên. Kết quả cho thấy đa số các phương tiện chọn làn phía trái với đường có bốn làn xe và làn số 1 và làn số 2 đối với đường có 6 làn xe. Trong đó các phương tiện xe tải chỉ có 42.62% chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, 37.15% chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và 28.86% chọn làn ngoài cùng bên phải ở đường cao tốc Láng – Hòa Lạc. Các phương tiện chạy với tốc độ thấp hơn 60km/h chiếm tỷ lệ cao.

Đáng chú ý, nhiều phương tiện chạy với tốc độ dưới 40km/h ở làn bên trái khiến cho các xe phải vượt về phía bên phải. Thực trạng này gây ra nhiều vấn đề về ùn tắc, tai nạn giao thông hay gây tâm lý ức chế cho người điều khiển phương tiện.

Các chuyên gia cho rằng, cần quy định tốc độ tối thiểu và tối đa trên các tuyến cao tốc cũng như việc chia tốc độ theo làn đường dành cho xe đi nhanh và xe đi chậm. Cùng với việc tuyên truyền, cung cấp thông tin để nâng cao ý thức lái xe, cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm vi phạm quy định tốc độ tối thiểu trên cao tốc để hạn chế việc các phương tiện di chuyển tốc độ chậm, gây cản trở quá trình lưu thông của các phương tiện khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc xe máy luồn lách qua các khe hẹp giữa hai ô tô không khó bắt gặp trên đường phố. Vì muốn nhanh nên một số người bất chấp nguy hiểm, lách qua khe nhỏ hẹp để vượt lên trước.

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.

Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.