Bất chấp bão trừng phạt, kinh tế Nga tăng trưởng ngoạn mục
Những con số ấn tượng
Vào tháng 9/2023, Tổng thống Putin tuyên bố Nga đã hoàn tất giai đoạn phục hồi nền kinh tế. Khi đó, ông Putin đánh giá nền kinh tế Nga vẫn chống chịu tốt trước áp lực trừng phạt từ các nước phương Tây.
Số liệu của Cơ quan thống kê Liên bang Nga cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2023 là 3,6%, cao hơn nhiều so với dự báo và cao hơn hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Trong những tháng đầu năm nay, kinh tế Nga cũng được ghi nhận là đang tăng tốc nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh, đầu tư và xuất khẩu ổn định. Cụ thể, GDP quý I năm 2024 của Nga tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nga chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu bán lẻ (tăng 10,5%), sản xuất (tăng 8,8%) và xây dựng (3,5%) trong ba tháng đầu năm.
Dữ liệu của Rosstat về GDP quý I của Nga phù hợp với ước tính trước đó của Bộ Kinh tế và cao hơn ước tính 4,6% của Ngân hàng Trung ương Nga.
Đến ngày 30/5 năm nay, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố dữ liệu sửa đổi cho thấy Nga đã vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới xét theo sức mua tương đương (PPP), sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Theo dữ liệu mới cập nhật, kinh tế Nga vốn đã vượt qua Nhật Bản xét theo sức mua tương đương PPP từ năm 2021.
Cụ thể, GDP của Nga tính theo sức mua tương đương vào năm 2021 là 5,7 nghìn tỷ USD, chiếm tỷ trọng 3,8% GDP toàn cầu. Trong khi đó, của Nhật Bản là 5,6 nghìn tỷ USD (chiếm 3,7%) và Đức là 5,2 nghìn tỷ USD (chiếm 3,4%).
Trong hai năm tiếp theo, GDP của Nga đã tăng lên 6 nghìn tỷ USD vào năm 2022 và 6,45 nghìn tỷ USD vào năm 2023. GDP của Nhật Bản tăng lên 5,9 nghìn tỷ USD và 6,3 nghìn tỷ USD, còn GDP của Đức lần lượt tăng lên 5,5 nghìn tỷ USD và 5,9 nghìn tỷ USD.
Theo cách tính mới này của WB, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu tuyệt đối về quy mô kinh tế xét theo PPP với 35 nghìn tỷ USD vào cuối năm ngoái, Mỹ đứng thứ hai với 27,4 nghìn tỷ USD, Ấn Độ đứng ở vị trí số 3 với 14,6 nghìn tỷ USD.
Dự báo lạc quan về nền kinh tế Nga năm 2024
Dự báo nền kinh tế Nga trong năm 2024, các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF hay Ngân hàng Thế giới WB đều có cái nhìn lạc quan về sự tăng trưởng của nền kinh tế nước này. Các báo cáo đều đưa ra dự kiến nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với các nền kinh tế phát triển lớn trong năm nay.
Các nhà kinh tế đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nga trong năm nay. Gần đây nhất, ngày 11/6, dựa trên các số liệu sửa đổi mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga. Cụ thể, GDP của Nga dự kiến tăng 2,9% trong năm 2024 và 1,4% vào năm 2025. Đây là mức điều chỉnh tăng so với dự báo trước đó lần lượt là 2,2% năm 2024 và 1,1% trong 2025.
Vào tháng 4/2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán kinh tế Nga sẽ tăng trưởng nhanh hơn tất cả những nền kinh tế tiên tiến vào năm 2024. GDP của Nga được dự báo là sẽ tăng 3,2%, vượt cả tốc độ tăng trưởng dự kiến của các nước như Mỹ (2,7%), Anh (0,5%), Đức (0,2%) và Pháp (với 0,7%).
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó cho biết Nga kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ bằng mức năm ngoái, trong khi Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra mức 2,5 - 3,5%.
Trả lời phóng viên Đài Hà Nội, Tiến sĩ kinh tế Ykovlev Artem Alexandrovich, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga ở châu Á, Phó Giáo sư trường Đại học Quốc gia Matxcova. M.V. Lomonosov bày tỏ lạc quan về nền kinh tế Nga.
Các yếu tố cộng hưởng
Trước xung đột, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu và gần như trì trệ. Kể từ khi xung đột nổ ra, phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga nhằm khiến nền kinh tế nước này sụp đổ. Tuy nhiên, trái với mục tiêu đó, Mowcow không chỉ vượt qua khó khăn mà đã thích nghi thành công và đưa nền kinh tế tăng trưởng vượt mong đợi. Vậy những yếu tố nào đã giúp cho nền kinh tế Nga đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục như vậy?
Theo Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov, Nga khôi phục tăng trưởng kinh tế là nhờ các biện pháp kịp thời, có hệ thống và sự chỉ đạo điều hành từ Tổng thống Vladimir Putin.
Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và thời kỳ xung đột, Nga đã cơ cấu lại nền kinh tế, triển khai các loại khoản vay trợ cấp khác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm kích thích hơn nữa nhu cầu trong nền kinh tế, hỗ trợ các dự án đầu tư lớn thay thế nhập khẩu. Các nhà hoạch định chính sách Nga cũng nhanh chóng vào cuộc để ổn định thị trường, chính sách tiền tệ và nền kinh tế sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Thứ nhất, nền kinh tế Nga thực sự đã là nền kinh tế thị trường. Trong một thời gian dài người ta đã tranh luận về việc liệu thời kỳ kinh tế chuyển đổi đã kết thúc hay chưa. Các biện pháp trừng phạt đã cho thấy nền kinh tế Nga có khả năng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi và chống chọi với khó khăn.
Các cơ chế thị trường, đồng thời với việc triển khai các giải pháp hợp lý của giới lãnh đạo Nga và khối kinh tế tài chính của chính phủ đã giúp Nga chống chọi lại thành công các lệnh trừng phạt của phương Tây. Các biện pháp trừng phạt đã kích thích chính sách thay thế nhập khẩu của Nga và đất nước chúng tôi bắt đầu nhanh chóng phát triển sản xuất của chính mình, bao gồm cả ngành công nghiệp chế biến, điều này đã kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tiến sĩ kinh tế Ykovlev Artem Alexandrovich, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga ở châu Á, Phó Giáo sư trường Đại học Quốc gia Matxcova. M.V. Lomonosov.
Theo hãng tin Tass, hiện nay, bất chấp làn sóng các công ty nước ngoài rời khỏi Nga, Moscow vẫn thu hồi được các khoản vốn với tổng giá trị lên tới 387 triệu USD tính đến giữa tháng 3. Các nhà sản xuất trong nước của Nga đã thay thế hiệu quả nhiều nhà cung cấp nước ngoài đã rời khỏi thị trường Nga, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghiệp thực phẩm, máy móc hạng nặng và đóng tàu. Ngoài ra, tờ Guardian cho rằng Nga vẫn nhận được hàng hóa cần thiết của phương Tây thông qua một số nước trung gian, từ đó duy trì được nền sản xuất.
Tiến sĩ kinh tế Alexandrovich cho rằng, yếu tố quan trọng thứ hai góp phần vào sự gia tăng vị thế của Nga là giá năng lượng tăng.
Trong những tháng gần đây, doanh thu từ dầu khí của Nga đã tăng lên rõ rệt so với cùng kỳ năm 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Nga, doanh thu của ngành dầu khí trong 5 tháng đầu năm nay tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân sách của Nga thu từ ngành dầu khí đã đạt 4,95 nghìn tỷ rúp (tương đương với 55,7 tỷ USD) trong 5 tháng đầu năm.
Kể từ khi diễn ra chiến dịch quân sự tại Ukraine, Nga đã tăng cường chuyển hướng khách hàng dầu mỏ và khí đốt từ EU sang châu Á, đặc biệt là hai quốc gia là Ấn Độ và Trung Quốc để ứng phó với những lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Bộ Tài chính Nga cho biết: "Theo các thông số về triển vọng kinh tế xã hội, dự kiến nguồn thu từ dầu khí sẽ thặng dư ổn định trên mức cơ sở trong những tháng tới".
Bà Irina Arekhina thuộc CLB Giám đốc tài chính Nga cho rằng sự suy yếu của đồng rúp là yếu tố bất lợi, nhưng nhìn chung, hệ thống tài chính Nga đã đối phó với các lệnh trừng phạt rất thành công, giảm thiểu hậu quả của việc tỷ giá đồng USD tăng.
Để giải quyết vấn đề đầy thách thức về thanh toán xuyên biên giới, Nga đã bắt đầu thu hút nhiều quốc gia hơn tham gia Hệ thống Chuyển tiền Tài chính (SPFS) của Nga để thay thế hệ thống SWIFT và thúc đẩy việc sử dụng các loại tiền tệ địa phương trong các giao dịch với nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga, tỷ trọng hoạt động bằng rúp ngày càng tăng.
Năm ngoái, tỷ lệ thanh toán cho hàng xuất khẩu của Nga bằng các loại tiền tệ của các quốc gia không thân thiện đã giảm một nửa. Tỷ lệ rúp trong xuất khẩu và nhập khẩu đang tăng lên, hiện đang tiến tới 40%.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Con số này tăng so với khoảng 30% cách đây một năm, đồng thời cao hơn mức 15% trong giai đoạn trước cuộc xung đột Ukraine.Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga, tỷ trọng thanh toán bằng đồng rúp trong doanh thu xuất khẩu vào tháng 3 đã tăng lên 43,9 % và trong nhập khẩu, tỷ trọng này đã tăng lên 40,8 %.
Tỷ lệ ngày càng tăng của đồng rúp trong các giao dịch thương mại nước ngoài của Nga cho thấy sự tin tưởng gia tăng giữa các đối tác thương mại nước ngoài vào đồng tiền này.
Trong thời gian gần đây, Nga đang thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại với các tổ chức khu vực như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Thông qua những đối tác như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia Trung Á, Nga vẫn duy trì vận chuyển hàng hóa công nghệ cao. Ví dụ, nhập khẩu ô tô và phụ tùng phương Tây vào Kyrgyzstan, một quốc gia Trung Á đã tăng hơn 5.000% trong năm 2023.
Một yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới là Nga đã "quân sự hóa" mạnh mẽ nền kinh tế kể từ khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt hồi tháng 2/2022, với những khoản chi lớn giúp thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Quân đội Nga cần nguồn cung cấp những thứ như vũ khí, đạn dược và nhiều trang thiết bị liên quan khác. Nhu cầu này đã thúc đẩy các ngành sản xuất những hàng hóa đó - đặc biệt là trong nước. Hiện nay, Nga có thể tự cung cấp cho mình hầu hết các nhu cầu quốc phòng, ngay cả đối với các loại vũ khí phức tạp.
Một trong những lý do khác giúp Nga duy trì đà tăng trưởng là giá cả thấp và lực cầu của thị trường nội địa rộng lớn.
Ngoài ra, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, thị phần xuất khẩu lúa mì toàn cầu của Nga đã tăng mạnh trong hai năm qua. Nga đã có một vụ thu hoạch ngũ cốc bội thu, trong bối cảnh nhu cầu lương thực trên thế giới tăng cao do gián đoạn các chuỗi cung ứng do xung đột địa chính trị và các lệnh cấm vận. Điều này tạo lợi thế cho Nga về nguồn cung và giá cả.
Nền kinh tế Nga đứng vững trong cấm vận đã nhận được sự thừa nhận từ truyền thống và giới chuyên gia phương Tây. Theo đánh giá của trang mạng Mordern Diplomacy của châu Âu, Nga đã vượt qua được hàng rào trừng phạt từ phương Tây, thậm chí làm tốt hơn những bên áp đặt trừng phạt trong phát triển kinh tế. Các dự báo đều cho thấy nền kinh tế Nga tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với hầu hết các nước phát triển trên thế giới, đồng thời thể hiện sự ổn định đến mức đáng kinh ngạc. Các chuyên gia kinh tế nhận định Nga có thể đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới nếu đạt được mức tăng trưởng bền vững ít nhất 2% mỗi năm với tốc độ tăng dần lên 3%.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.
Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.
Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.
Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.
0