Bất động sản chiết khấu 'khủng' - Giảm sâu hay 'câu' khách?

Làn sóng rao bán bất động sản với mức giảm, chiết khấu cao chưa từng có xuất hiện từ khoảng tháng 10 ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Nhiều dự án bất động sản có mức chiết khấu "khủng" từ 35 - 50% khiến nhiều người thắc mắc có phải thị trường đang âm thầm giảm giá?

Nhiều dự án bất động sản đang tung chiết khấu rất cao. (Ảnh minh họa).

Đơn cử, một dự án chung cư tọa lạc tại Thủ Đức (TP.HCM) chào bán căn hộ giá trên dưới 65 triệu đồng/m2 kèm chương trình chiết khấu 43% giá trị tài sản, nếu thanh toán một lần (đóng 98%) người mua sẽ được hưởng giá hơn 40 triệu đồng/m2 giá trị tài sản. Hay một căn hộ 70 m2 có mức giá 4,8 tỷ đồng được giảm xuống chỉ còn 2,6 tỷ đồng. Nhân viên sales còn chào hàng các suất ưu đãi lên đến 44-46% giá trị bất động sản, chỉ áp dụng trong tháng 10.

Tại Bình Dương, dự án nhà phố ở Dĩ An cam kết mua lại lô đất của khách hàng với mức lợi nhuận 40% sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng.

Tại Hà Nội, nhiều dự án cũng dành mức chiết khấu 34-35% khi khách hàng thanh toán 95% giá trị căn hộ.

Giải thích về về hiện tượng này, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, việc giảm giá của nhiều dự án là có thật, thậm chí một số chủ đầu tư đang giảm sâu. 

“Khi giảm giá xuống chủ đầu tư sẽ cắt các gói này, yêu cầu thanh toán một lần tới 95%. Vì vậy, bản chất là có giảm nhưng nếu tính theo các gói ưu đãi, chiết khấu dòng tiền thằng toán sớm thì thực chất giảm cũng không quá sốc như mọi người thấy”, ông Toản nhận định.

Phân tích cụ thể hơn, ông Toản dẫn chứng: Nếu cắt gói vay không lãi suất thì chủ đầu tư được lợi 8-10% về giá, thanh toán sớm đáng lẽ phải chiết khấu cho khách 8-9% nữa, quà tặng, voucher, giảm tiền môi giới 5-7%. Như vậy, chủ đầu tư lợi 20 - 25% nếu áp dụng chiết khấu như chương trình đưa ra. Chưa kể chủ đầu tư được lợi về dòng tiền, giảm lãi vay.

Đồng quan điểm, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở của CBRE Việt Nam, lý giải sở dĩ các doanh nghiệp không trực tiếp giảm giá là bởi bản chất của việc tăng mạnh chiết khấu thanh toán mua nhà thời gian qua nhằm thuyết phục người mua nhà có sẵn tiền thay vì mang gửi ngân hàng hưởng lãi suất khoảng 7-9%/năm thì trả tiền mua nhà sớm để được hưởng chiết khấu 10-15%/năm.

Bên cạnh đó, việc tăng khuyến mãi nhưng không giảm giá nhà cũng là cách để doanh nghiệp bất động sản khẳng định đây là các chính sách khuyến khích người mua nhà đóng tiền sớm, chứ không phải là xu hướng giảm giá nhà diện rộng hay bán tháo.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, các chương trình ưu đãi bất động sản hiện nay là một giải pháp để doanh nghiệp tự "giải cứu" mình khi việc tiếp cận các kênh dẫn vốn đang trở nên vô cùng khó khăn. Các chính sách chiết khấu sâu cũng đang góp phần kéo bất động sản trở về giá trị thực, thay vì mức giá quá cao trong những năm qua.

Theo các chuyên gia, giảm giá bán hoặc tăng chiết khấu là chiêu thức kích cầu hiệu quả của doanh nghiệp địa ốc khi họ muốn nhanh chóng thu về tiền mặt. Nói giảm giá lên đến 50% giá trị sản phẩm, nhưng thực tế các chủ đầu tư vẫn có lãi. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãi suất cho vay mua nhà hiện chỉ ở mức 5 đến 6%/năm trong thời gian ưu đãi. Ngỡ lãi suất thấp là cơ hội cho người mua nhà thực hiện ước mơ an cư, thế nhưng thực tế dư nợ cho vay mua nhà chỉ tăng hơn 1% năm so với năm ngoái, mức thấp nhất 5 năm qua.

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, tính tới cuối tháng 4, kinh doanh bất động sản chiếm gần 2% số doanh nghiệp lập mới. Tổng vốn đăng ký lĩnh vực này đạt khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024 được nhận định vẫn khó khăn đối với ngành bất động sản. Tuy nhiên, việc các bộ luật về đất đai sớm có hiệu lực sẽ giải quyết, tháo gỡ được những vướng mắc về pháp lý của các dự án.

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.