Bất động sản phía Bắc tăng tốc đón dòng vốn đầu tư

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước.

Thị trường công nghiệp và hậu cần được đánh giá là điểm sáng hấp dẫn đầu tư. Khu vực miền Bắc đã duy trì vị thế là cánh tay nối dài của công xưởng thế giới trong hàng thập kỷ qua. Với sự hỗ trợ của hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển dọc theo hành lang từ Tây sang Đông.

Thống kê cho thấy, tổng  nguồn cung đất công nghiệp phía Bắc tính đến quý I/2024 đạt 14.600 ha từ 71 dự án. Các chuyên gia của Cushman & Wakefield kỳ vọng, trong 10 năm tiếp theo, thị trường khu vực này sẽ có thêm 69 dự án mới, nâng nguồn cung lên ít nhất 30.000 ha. Tương tự thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn mặc dù chỉ mới phát triển từ năm 2018 nhưng lại cho thấy khả năng tăng tốc nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng gần bốn lần vào năm 2023. Tổng nguồn cung toàn miền Bắc tính đến quý I/2024 đạt 6 triệu m2 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 17 triệu m2 trong thập kỷ tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp tham gia lĩnh vực bất động sản vẫn dành niềm tin vào thị trường thời gian tới, nhất là khi các bộ luật mới có hiệu lực, cùng sự quyết tâm và nhiều giải pháp của Chính phủ nhằm hướng tới xây dựng thị trường bất động sản ổn định và minh bạch.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng báo cáo quý I năm 2024 của nhiều doanh nghiệp vẫn cho thấy lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.

Phương án kiến trúc tháp tài chính 108 tầng (thuộc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội), kiến trúc quan trọng của dự án lớn nhất huyện Đông Anh, đã được lựa chọn và trao giải Nhất vào tối 14/5. Đây là phương án của Hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ).

Huyện Đông Anh và Gia Lâm chuẩn bị lên quận đã tạo động lực để bất động sản tại hai khu vực này tăng cao.

Transit Oriented Development (TOD), mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, là tương lai phát triển của TP.HCM. Đây cũng được xem là chìa khóa phát triển không gian đô thị, đồng thời hứa hẹn tạo cú hích bứt phá cho bất động sản xung quanh tuyến Metro và vành đai.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai.