Bất lực khi bị lừa đảo trên không gian mạng

Lừa đảo trên không gian mạng liên tục gia tăng, với nhiều hình thức tinh vi. Số người bị lừa đảo cũng không ít và số tiền lừa đảo thì ngày càng nhiều lên. Thế nhưng thực tế, người dân không biết kêu ai khi bị lừa đảo trên mạng. Và xác suất lấy lại được số tiền là rất ít.

Cụ thể, một trường hợp khách hàng nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên của ngân hàng mời chào nâng hạng mức thẻ tín dụng. Người này đã hoàn toàn tin tưởng vào lời tư vấn của “nhân viên” giả mạo. Sau khi làm theo hướng dẫn, 40 triệu đồng trong tài khoản của vị khách hàng này bỗng nhiên “không cánh mà bay”. Và sau khi biết mình bị lừa, nạn nhân chẳng biết kêu ai để đòi lại được số tiền đã mất.

Một nạn nhân chia sẻ: "Người đó cũng nói với tôi là chỉ cần nhập đầy đủ thông tin gồm số thẻ, mã CVV, OTP… thì yêu cầu nâng hạn mức thẻ lên 70 triệu sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn thì tài khoản ngân hàng của tôi bỗng nhiên có thông báo trừ tiền, tôi đã vội vã liên lạc lại ngay với nhân viên kia qua Zalo và gọi điện nhưng đều không thể nào liên lạc được. Đến lúc đó tôi mới bàng hoàng nhận ra mình đã bị lừa".

Hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng.

Tất cả các vụ lừa đảo đều hướng tới mục tiêu lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Dù tự nguyện chuyển khoản, hay cung cấp thông tin cho kẻ gian lấy tiền, hoặc bị chiếm quyền sử dụng điện thoại; thì phần lớn khách hàng sau khi bị lừa đều nghĩ ngay đến việc liên hệ với ngân hàng để xử lý.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, nơi thường xuyên tiếp nhận thông tin về các vụ việc lừa đảo để thống kê và phân tích. Hàng ngày, hàng tuần, trung tâm đều có điểm tin về lừa đảo trực tuyến, nhưng cũng chỉ với mục đích cảnh báo cho người dân.

Ông Nguyễn Phú Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho hay: "Chúng tôi luôn cảnh báo việc lấy lại tiền gặp rất nhiều khó khăn, thường sẽ khó hơn khi tiền bị lừa đảo ngay lập tức chuyển hóa thành các loại tài sản khác nhau, hoặc chuyển ra nước ngoài. Thế nên việc truy vết dòng tiền gặp rất nhiều khó khăn nên lấy lại tài sản gần như là không thể".

Xác suất lấy lại được tiền là rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống chính là giải pháp tốt nhất để người dân bảo vệ tài sản của chính mình trong bối cảnh lừa đảo trên không gian mạng gia tăng như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt với những quy định mới trong Luật sử dụng Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sửa đổi… nhiều hoạt động tuyên truyền đã và đang được lực lượng công an cơ sở triển khai thực hiện trực tiếp tại các tiết học trong nhà trường.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ nhóm đối tượng thanh thiếu niên tổ chức đua xe, lạng lách, quay phát trực tiếp lên mạng xã hội trên địa bàn phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa.

Bộ Công an vừa thông tin về một loại ma túy cực độc đang bị lạm dụng phổ biến tại Mỹ và một số nước, có tên gọi Fentanyl. Loại ma túy này cũng được bán lẻ dưới dạng bột hòa với cocain, heroin hoặc dưới dạng tân dược chứa Fentanyl giả.

Công an tỉnh Tây Ninh vừa khởi tố vụ án, khởi tố các bị can: Phạm Văn Tiến (36 tuổi), Đặng Thanh Tuấn (44 tuổi) cùng trú tại tỉnh Đồng Nai về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Đây là đường dây buôn bán ma túy lớn xuyên quốc gia.

Trong quá trình tuần tra kiểm soát trên đường Cienco 5, KĐT Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, tổ công tác Y9/141 đã bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trước tình hình cháy nổ diễn ra phức tạp như hiện nay, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn cho mỗi người dân là điều hết sức cần thiết.