Bầu cử nghị viên châu Âu các đảng cực hữu trỗi dậy

Từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 6, hơn 400 triệu cử tri châu Âu ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bầu 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu.

Xu hướng chuyển dịch sang cánh hữu

Các nhà phân tích cho rằng cuộc bầu cử này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu.

Vào thời điểm tình hình thế giới tiếp tục diễn biến một cách phức tạp và khó đoán định, nhiều cử tri châu Âu mong muốn các đảng có thể tập trung vào việc đảm bảo an ninh của châu lục. Với những mối quan tâm đó, xu hướng cử tri bỏ phiếu cho các đảng cực hữu ngày càng tăng. Dự đoán, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay sẽ chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn sang cánh hữu ở nhiều quốc gia.

Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm tình hình thế giới tiếp tục diễn biến một cách phức tạp và khó đoán định.

Theo số liệu công bố vào đầu tháng 5, Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu đang dẫn đầu và có thể giành được 183 ghế trong Nghị viện châu Âu. Trong những tháng gần đây, EPP đã nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng, đứng đầu trong các cuộc thăm dò ở nhiều quốc gia thành viên EU như ở Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha, Romania, Hy Lạp và Phần Lan.

Ở vị trí thứ hai là phe trung tả - Liên minh Tiến bộ của nhóm Xã hội và Dân chủ (SD), với kết quả dự kiến là 140 ghế. Vị trí thứ ba đang được cạnh tranh bởi nhóm trung dung Renew Europe (Phục hưng châu Âu - RE) với 86 ghế, khối Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) với 86 ghế và nhóm Bản sắc và Dân chủ (ID) với 84 ghế.

Cuộc bầu cử ở 27 quốc gia EU sẽ dịch chuyển cơ cấu của Nghị viện châu Âu và việc hoạch định chính sách trong Ủy ban châu Âu.

Trong cuộc bầu cử năm nay, cử tri châu Âu sẽ chọn ra 720 thành viên của Nghị viện Châu Âu. Số lượng nghị sĩ đại diện của mỗi quốc gia dựa trên quy mô dân số, trong đó Đức nhiều nhất với 96 ghế, Pháp được 81, Italy được 76, Tây Ban Nha được 61 và Ba Lan được 53 ghế. Các nước nhỏ như Síp, Luxembourg và Malta, mỗi nước chỉ được sáu ghế.

Cuộc bầu cử ở 27 quốc gia EU sẽ dịch chuyển cơ cấu của Nghị viện châu Âu và việc hoạch định chính sách trong Ủy ban châu Âu, có khả năng đưa châu Âu tiến xa hơn theo cánh hữu và cực hữu. Theo các chuyên gia, việc chuyển dịch sang cánh hữu sẽ có tác động lớn đối với chương trình nghị sự xanh, và có khả năng ảnh hưởng đến việc Uỷ ban châu Âu và Hội đồng châu Âu đưa ra các quyết định về chính sách đối ngoại, trong đó bao gồm cả vấn đề viện trợ cho Ukraine.

Xu hướng chuyển sang cánh hữu có thể thúc đẩy cơ hội để bà Le Pen thắng cử Tổng thống Pháp vào năm 2027. Đảng Cực hữu Tập hợp Quốc gia của Pháp, do bà Marine Le Pen lãnh đạo, tuyên bố sẽ bảo vệ nền kinh tế Pháp và ngăn chặn tình trạng nhập cư. Các cuộc khảo sát cho thấy cử tri dành cho Đảng Tập hợp quốc gia của Bà Le Pen sự ủng hộ cao kỷ lục, tới 34% cử tri có ý định ủng hộ đảng này.

Xu hướng chuyển sang cánh hữu có thể thúc đẩy cơ hội để bà Le Pen thắng cử Tổng thống Pháp vào năm 2027. Ảnh: Getty.

Bà Le Pen và ứng cử viên hàng đầu của đảng, Jordan Bardella, chỉ trích các tiêu chuẩn nông nghiệp của EU là gây bất lợi cho nông dân Pháp, đồng thời đổ lỗi cho Ủy ban Châu Âu về sự cạnh tranh không công bằng và suy giảm sản xuất công nghiệp. Họ cũng cáo buộc EU chi tiêu quá mức, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng, và cảnh báo rằng việc mở rộng khối này có thể dẫn đến "thảm họa kinh tế" và "mối đe dọa đối với nền văn minh".

Châu Âu xứng đáng nhận được điều tốt hơn, chứ không phải là sự suy giảm công nghiệp và nông nghiệp, sự cạnh tranh không lành mạnh do các hiệp định thương mại tự do, sự ngột ngạt bởi các quy tắc, sự phủ nhận lịch sử và văn hóa. Châu Âu có giá trị hơn việc thúc đẩy chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và việc mở cửa biên giới của chúng ta cho tất cả hoạt động buôn bán người hoặc ma túy.

Bà Marine Le Pen – Lãnh đạo Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp.

Mặc dù tại cuộc bầu cử lần này, cử tri EU bầu các thành viên của Nghị viện Châu Âu, nhiều người sẽ đưa ra quyết định dựa trên các vấn đề trong nước. Ở Pháp, nhiều cử tri sẽ sử dụng lá phiếu của mình để bày tỏ sự thất vọng với cách quản lý nền kinh tế, nông nghiệp hoặc an ninh khi Pháp sắp tổ chức Thế vận hội Paris đầy rủi ro. Mặc dù phải đến năm 2027, cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo của Pháp mới được tổ chức, nhưng cuộc bầu cử Nghị viện EU được dự báo sẽ phát đi thông điệp mạnh mẽ về xu hướng lựa chọn của cử tri Pháp trong nửa cuối nhiệm kỳ 5 năm của ông Macron.

Những vấn đề nổi cộm của châu Âu

Nhà lãnh đạo cực hữu của Pháp Marine Le Pen tuy không có tên trong danh sách ứng cử viên Nghị viện châu Âu, nhưng bà có khả năng trở thành một trong những người chiến thắng lớn nhất trong cuộc bầu cử này. Các cuộc thăm dò dự đoán Đảng Tập hợp Quốc gia của bà sẽ là đảng có số phiếu bầu cao nhất ở Pháp, đánh bại đảng ủng hộ doanh nghiệp ôn hòa của Tổng thống Emmanuel Macron. Và trên khắp châu Âu, những ý tưởng dân tộc chủ nghĩa chống nhập cư mà bà Le Pen ủng hộ từ lâu đang tìm được chỗ đứng.

Tại Italy, Thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc Georgia Meloni đã trở thành một nhân vật quyền lực trong nền chính trị EU. Bên cạnh đó, chiến thắng của nhà dân túy, chống Hồi giáo Geert Wilders trong cuộc bầu cử ở Hà Lan vào tháng 11 năm ngoái đã làm rung chuyển nền chính trị Hà Lan. Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù mục đích của cuộc bầu cử là chọn thành viên của nghị viện, nhưng cử tri cũng nhân cơ hội này bày tỏ sự bất bình với chính phủ quốc gia của họ.

Ngay trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, hàng trăm nông dân Tây Ban Nha đã lái máy kéo biểu tình trên đường cao tốc A7.

Ngay trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu, hàng trăm nông dân Tây Ban Nha đã lái máy kéo biểu tình trên đường cao tốc A7 và làm tắc nghẽn cửa khẩu, tiếp nối các cuộc biểu tình trên toàn khối hồi đầu năm nay chống lại luật nông nghiệp của Liên minh châu Âu mà họ cho là không công bằng và cạnh tranh không lành mạnh.

Đối với anh Mateusz Kulecki - 33 tuổi, một nông dân Ba Lan, cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu là cơ hội để bầu ra những người đại diện sẽ đấu tranh chống lại nạn quan liêu quá mức và sự can thiệp vào phương thức anh canh tác trên đất đai của mình. Là nước láng giềng của Ukraine, Ba Lan đã trở thành điểm nóng của các cuộc biểu tình nổi lên khắp châu Âu, phản đối hàng nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine, cũng như những hạn chế do "Thỏa thuận xanh" của EU đặt ra nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Để xoa dịu nông dân, EU đã nới lỏng các quy định về môi trường đối với đất bỏ hoang, nhưng về cơ bản, các quy định của "Thỏa thuận xanh" nhằm giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vẫn còn nguyên, được hỗ trợ bởi hơn hai mươi luật đã thông qua trong 5 năm qua nhằm cụ thế hóa "Thỏa thuận xanh".

Khi cư dân EU chuẩn bị bỏ phiếu từ ngày 6 đến 9 tháng 6, hàng nghìn người di cư tiếp tục vượt biển đến châu Âu.

Khi cư dân EU chuẩn bị bỏ phiếu từ ngày 6 đến 9 tháng 6, hàng nghìn người di cư tiếp tục vượt biển đến châu Âu, nhưng các đảng chính thống đang né tránh vấn đề di cư do tính phức tạp của nó và các đảng cực hữu đang tranh thủ điểm yếu của các chính phủ. Tổng số người di cư trái phép đến EU có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Khoảng 57.000 người di cư vào Tây Ban Nha trái quy định vào năm ngoái, gần gấp đôi con số năm 2022 khi lượng người từ Tây Phi đến Quần đảo Canary trên những chiếc thuyền mỏng manh. Bất chấp làn sóng di cư bất hợp pháp tràn vào, vấn đề di cư vẫn không phải là một chủ đề tranh luận trọng tâm trong các chiến dịch bầu cử ở Tây Ban Nha, ngoại trừ các cuộc thảo luận do Đảng Cực hữu Vox khởi xướng.

Có hai vấn đề họ không nói đến là mở rộng EU và di cư vì họ không biết giải quyết như thế nào. Vì vậy, chỉ có các đảng dân túy, phe đối lập hoặc các đảng như của Thủ tướng Hungary Victor Orban đề cập đến vấn đề di cư. Họ nói rằng di cư là mối đe dọa. Chúng ta phải tự bảo vệ mình. Nhưng những đảng nắm quyền, chẳng hạn như Tổng thống Macron hoặc SPD ở Đức, hoặc các đảng chính thống khác, họ không nói về điều này vì họ biết rằng họ không thể lập luận.

Ông Karel Lannoo - Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu chính trị châu Âu.

Các nhà lập pháp châu Âu đã thông qua Hiệp ước Di cư vào ngày 10 tháng 4, nhằm hạn chế những người nhập cư trái phép. Hiệp ước này đặt mục tiêu giảm thời gian thực hiện các thủ tục an ninh và tị nạn ở biên giới bên ngoài EU, bên cạnh việc tăng số người bị trả về quê hương.

Sau 8 năm bất hòa giữa 27 quốc gia thành viên EU, các đề xuất nhằm đạt được sự cân bằng mong manh giữa trách nhiệm của các quốc gia mà người tị nạn thường đến như Italia và các nước giàu có, là điểm đến cuối cùng trong hành trình của người tị nạn, như Đức. Tuy nhiên, hiệp ước này đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ các nhóm chống nhập cư, hoài nghi châu Âu và cực hữu cho rằng nó không đủ để việc ngăn chặn di cư. Ngược lại, các phe phái cánh tả và các nhà hoạt động nhân quyền lại coi đây là một bước thụt lùi đáng kể đối với nhân quyền.

Hoài nghi việc EU viện trợ cho Ukraine

Trong hai năm qua, bất chấp những bất đồng nội bộ, EU vẫn ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, cung cấp cho nước này viện trợ tài chính đáng kể và thậm chí một số hỗ trợ quân sự thông qua Cơ quan Quốc phòng châu Âu. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới sẽ không thay đổi căn bản lập trường ủng hộ Ukraine của EU, nhưng những tác động của cuộc bầu cử có thể khiến việc hỗ trợ cho Ukraine trở nên khó khăn hơn trong tương lai.

EU vẫn ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, cung cấp cho nước này viện trợ tài chính đáng kể và thậm chí một số hỗ trợ quân sự thông qua Cơ quan Quốc phòng châu Âu. Ảnh: AFP.

Trên khắp châu Âu, các cuộc thăm dò cho thấy khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng kém là nguyên nhân chính dẫn đến việc các đảng theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và hoài nghi châu Âu ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn, các đảng này dự kiến sẽ giành được số phiếu kỷ lục trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu ngày 9 tháng 6.

Tại Romania, nhu cầu y tế chưa được đáp ứng cao gấp đôi mức trung bình của Liên minh châu Âu. Để giành được phiếu bầu của cử tri các vùng khó khăn, Liên minh đoàn kết Romania (AUR) điều một đoàn xe y tế lưu động có đầy đủ trang thiết bị đi khắp Romania trong gần một năm, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm máu, chụp chiếu, nhãn khoa và nha khoa. Đảng này hy vọng giành được 10 trong số 33 ghế của Romania, trong Nghị viện châu Âu và hợp tác với các nhóm khác để thay đổi chính sách của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đối với di cư và năng lượng xanh. AUR phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, nhập cư và ủng hộ khôi phục biên giới năm 1940 của Romania, bao gồm các lãnh thổ hiện thuộc Bulgaria, Moldova và Ukraine.

Chúng tôi cũng không hài lòng với cách mà Liên minh châu Âu buộc các quốc gia thành viên tham gia vào cuộc chiến tranh Ukraine, mặc dù chúng tôi hiểu tình hình của Ukraine và chúng tôi đã cung cấp mọi hỗ trợ có thể với tư cách là một quốc gia

Bà Claudiu Tarziu - Phó Chủ tịch Đảng AUR

Vào tháng 10 năm 2023, Nghị viện châu Âu đã phê duyệt gói viện trợ hỗ trợ Ukraine cho giai đoạn 2024 – 2027. Cuộc bỏ phiếu cho thấy sự ủng hộ mạnh mẽ của các nghị sĩ, với 512 thành viên bỏ phiếu ủng hộ và 45 phiếu chống, 63 phiếu trắng. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2024, hội đồng này đã thông qua gói viện trợ trị giá 50 tỷ Euro cho Ukraine trong vòng bốn năm, bất chấp sự phản đối của Thủ tướng Viktor Orbán. Cuộc bầu cử có thể sẽ dẫn đến việc gia tăng số lượng thành viên nghị viện không ủng hộ việc giúp đỡ Ukraine, khiến cho việc viện trợ Ukraine trong tương lai có thể phức tạp.

Hiện nay, một số đảng cánh hữu có thái độ hoài nghi về việc EU tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Và theo dự báo, các đảng này có thể giành thêm được sự ủng hộ trong cuộc bầu cử này. Các đảng như AFD của Đức và PVV của Hà Lan có thể có đại diện mạnh mẽ hơn trong nghị viện mới. PVV vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc với cam kết ngừng viện trợ cho Ukraine; Đảng AFD đưa ra quan điểm rằng châu Âu cần nối lại hợp tác với Nga để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng. Sự thành công của các đảng này vào tháng 6 sẽ tác động đến bầu cử quốc gia, khiến dư luận trong nước không còn thấy cần thiết phải ủng hộ Ukraine.

Cuộc bầu cử ở EU này có thể là một cuộc trưng cầu ý dân về tương lai của châu Âu. Theo giới phân tích, cuộc bầu cử của Nghị viện châu Âu vào tháng 6 sẽ không thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Nga và EU, nhưng sẽ tạo cơ hội cho các chính trị gia thực sự làm việc vì lợi ích của đất nước hơn, thay vì tập trung đến quá nhiều vấn đề khác bên ngoài.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.

Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.

Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.

Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.

Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.