Bầu cử tổng thống Nga bước vào ngày bỏ phiếu cuối cùng

Ngày 17/3 là ngày bầu cử cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Nga kéo dài trong ba ngày. Có nhiều đại diện nước ngoài quan sát tại tiến trình bầu cử tại các điểm bỏ phiếu trên khắp cả nước. Một số quan sát viên nhận xét cuộc bầu cử được tổ chức tốt.

Xét về nhiều mặt, đây là một sự kiện độc đáo trong lịch sử Nga. Đây là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên diễn ra kể từ khi hiến pháp được cập nhật vào năm 2020. Hiến pháp mới cho phép không tính các nhiệm kỳ trước đây của Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, và như vậy ông có thể tranh cử lần thứ năm. Đây cũng là cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên mà việc bỏ phiếu sẽ diễn ra trong ba ngày, cả trực tiếp và trực tuyến. Đây cũng là cuộc bầu cử đầu tiên mà cư dân của bốn khu vực mới của Nga – Kherson và Zaporozhye, cũng như Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk được tham gia.

Trong ngày bầu cử thứ hai, một trong những ứng cử viên Tổng thống Nga là ông Leonid Slutsky đã bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Matxcơva. Ông Slutsky, 56 tuổi, là lãnh đạo của Đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR) theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ông đảm nhận vị trí lãnh đạo thường trực của đảng sau khi thủ lĩnh kỳ cựu của đảng, Vladimir Zhirinovsky qua đời vào năm 2022. Ông Slutsky đã giữ nhiều vị trí khác nhau trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, từng là Phó trưởng phái đoàn Nga tại Hội đồng Nghị viện của Hội đồng châu Âu (PACE) và người đứng đầu Quỹ hòa bình Nga. Với tư cách là người đứng đầu Uỷ ban Quốc hội về quan hệ quốc tế, ông Slutsky tin tưởng chắc chắn vào chính sách hợp tác nhiều hơn với các nước châu Á, chống phương Tây. Ông kêu gọi ban hành luật chặt chẽ hơn đối với các đặc vụ nước ngoài và đẩy nhanh hoạt động quân sự chống lại Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố New York, Mỹ, hiện là thành phố giàu nhất thế giới khi có khoảng 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú (tính bằng USD). Người dân thành phố này đang sở hữu số tài sản hơn 3.000 tỷ USD, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil, Italia hoặc Canada.

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.