BCH Đảng bộ TP Hà Nội họp xem xét 4 nội dung

Hôm nay (27/3), Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Hội nghị chuyên đề Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, khóa XVII. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu thành phố Đinh Tiến Dũng, Phó Bí thư thường trực thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Phong chủ trì Hội nghị.

Tới dự hội nghị có đại diện một số cơ quan trung ương; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy viên; thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bí thư các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội...

Toàn cảnh BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội họp xem xét 4 nội dung quan trọng

Theo chương trình,  Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố  Hà Nội sẽ nghe báo cáo và xem xét, thảo luận cho ý kiến 4 nhóm nội dung: Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổng kết Chỉ thị số 35-CT/TƯ ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011-2025), tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020-2025; và công tác cán bộ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu thành phố Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư thành ủy cho biết, Hội nghị BCH Đảng bộ thành phố lần này là những nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô năm 2024 và những năm tiếp theo.

BCH Đảng bộ TP Hà Nội họp xem xét 4 nội dung

Bí thư thành ủy đề nghị BCH Đảng bộ thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, xác đáng để hoàn thiện các Báo cáo, Dự thảo Nghị quyết, kết luận của BCH và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

Thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2024, Thành phố được giao là 81.033 tỷ đồng, gồm: Ngân sách cấp Thành phố là 47.410 tỷ đồng, ngân sách cấp huyện là 33.102 tỷ đồng và Chi đầu tư trở lại cho các quận, huyện, thị xã từ tiền thuê đất trả tiền một lần 521 tỷ đồng. Đến ngày 29/02, giải ngân vốn đầu tư công của toàn Thành phố là 5.679 tỷ đồng, đạt 7,0 % kế hoạch đã giao (cùng kỳ năm 2023 là 3.069 tỷ đồng, đạt 6,5% kế hoạch đầu năm 2023).

Về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp thành phố cần được thảo luận kỹ, đưa ra giải pháp đẩy nhanh việc giải ngân, bố trí đủ vốn cho các dự án, trong đó cần tập trung một số vấn đề như: tính khả thi nguồn vốn; Kế hoạch đầu tư công năm 2024, việc phân bổ vốn hỗ trợ cho các quận, huyện; các dự án chuyển tiếp, các dự án, công trình trọng tâm, trọng điểm, các chương trình phát triển kinh tế dân tộc miền núi, y tế, giáo dục, nông thôn mới, nước sạch, xóa đói giảm nghèo, các dự án dân sinh bức xúc; tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc.

Bí thư thành ủy đề nghị BCH Đảng bộ thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc

Bên cạnh đó, cần thảo luận, cho ý kiến về các nội dung Ban cán sự đảng, UBND Thành phố trình trong phương án cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; đồng thời rà soát nguồn lực, xác định khả năng thực hiện khả thi, khả năng giải ngân trong năm 2024, 2025, cân đối nguồn vốn, nghiên cứu, lựa chọn danh mục dự án làm công tác chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn 2026-2030.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Với quan điểm tiếp cận, coi “quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình”, Thành ủy Hà Nội xác định còn nhiều việc phải làm để tổ chức bổ sung, hoàn thiện bản Quy hoạch Thủ đô với chất lượng tốt nhất để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, mà trước mắt là trình Bộ Chính trị vào ngày 03/5 và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5 tới đây.

Thành ủy Hà Nội xác định còn nhiều việc phải làm để tổ chức bổ sung, hoàn thiện bản Quy hoạch Thủ đô với chất lượng tốt nhất

Đồng thời, tiếp sau đây, sau khi Quy hoạch Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch, chúng ta sẽ phải khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện, phát huy hiệu quả, đưa Quy hoạch sớm đi vào cuộc sống nhanh nhất.

Về việc Tổng kết Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 13 của Đảng; Tổng kết công tác xây dựng Đảng 05 năm (2020-2025) và Tổng kết 15 năm thực hiện Điều lệ Đảng (2011-2025) tại Đảng bộ thành phố Hà Nội.

Bí thư thành ủy đề nghị tiếp tục nghiên cứu, góp ý, đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng cho sự phát triển của Thủ đô trong nhiệm kỳ tới 

Đây là những báo cáo rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 18, vì vậy, Bí thư thành ủy đề nghị BCH tiếp tục nghiên cứu, góp ý, đặc biệt là đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, định hướng trước mắt và lâu dài cho sự phát triển của Thủ đô trong nhiệm kỳ tới và các giai đoạn tiếp theo.

Kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật Đảng viên theo thẩm quyền

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố tiến hành quy trình để kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật Đảng viên theo thẩm quyền, liên quan đến vụ cháy nhà ở nhiều căn hộ tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Ngày (26/3), tại Hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội với lãnh đạo quận, huyện, thị xã quý I/2024, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cho biết, tổng nguồn Kế hoạch trung hạn 5 năm 2021 - 2025 của toàn Thành phố đến nay là 340.153 tỷ đồng. Thành phố đã thực hiện phân bổ năm 2021 là 46.141 tỷ đồng, năm 2022 là 51.583 tỷ đồng, năm 2023 là 57.305 tỷ đồng, năm 2024 là 81.033 tỷ đồng.

Về tình hình triển khai các dự án cấp Thành phố, đến nay đã hoàn thành 230 dự án giai đoạn 2021-2023 và dự kiến tiếp tục hoàn thành 115 dự án trong năm 2024.

Đánh giá thực tế cho thấy, khối lượng, nhiệm vụ phải thực hiện, giải ngân trong ba quý còn lại của năm 2024 là rất lớn, trong khi còn tồn tại nhiều khó khăn qua các năm cần được tháo gỡ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Là sự kiện xúc tiến quảng bá du lịch lớn nhất được tổ chức thường niên của thành phố Hà Nội, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 sẽ mang tới cho du khách nhiều trải nghiệm hấp dẫn. Tối 26/4, tại Công viên Thống nhất, Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024 đã chính thức được khai mạc.

Chiều 26/4, Phó chủ tịch thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên tại quận Hà Đông nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Kỳ nghỉ lễ, thường mọi người đi chơi xa. Nhưng cũng có người chọn ở lại Hà Nội. Với sự lựa chọn này, liệu họ có những trải nghiệm mới mẻ thú vị ở ngay tại nơi vốn tưởng như đã quá thân thuộc?

Sáng 25/4, tại trường THPT Trương Định quận Hoàng Mai, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông Thành phố, Sở Giao thông Vận tải, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023, trao giải Cuộc thi viết và trắc nghiệm trên internet đồng thời phát động Chương trình năm 2024.

Thời điểm này, Hà Nội đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng. Cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết thì cũng có thể thấy rõ sức nóng của giao thông Hà Nội trong ngày làm việc cuối cùng trước khi bắt đầu bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5. Tình trạng khó khăn về giao thông vào những dịp nghỉ lễ không còn xa lạ với người dân Thủ đô nên nhiều người cũng đã chủ động hơn trong việc lựa chọn cho mình những lộ trình và thời gian di chuyển để tránh chịu cảnh ùn tắc.

Tại Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025 vừa được UBND TP. Hà Nội thông qua ngày hôm qua (25/4), UBND Thành phố Hà Nội quyết định tên gọi 52 phường, xã mới sau sáp nhập.