BĐS công nghiệp tiếp tục phát triển trong năm 2024

Bất động sản công nghiệp trong những năm qua luôn là điểm sáng trên thị trường. Năm 2024, phân khúc này được các chuyên gia nhận định tiếp tục ghi nhận tín hiệu lạc quan.

Gia nhập thị trường Việt Nam từ những năm 2010, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự ổn định về chính trị cũng như những chính sách khuyến khích đầu tư đã giúp thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục lọt vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư trong đó đơn vị đến từ Malaysia này đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2024.

Ông Angus Liew Bing Fooi, Chủ tịch điều hành khu vực Việt Nam, Công ty Cổ phần Gamuda Land cho biết: "Gamuda Land sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Năm nay là một năm rất tốt đối với chúng tôi, chúng tôi đã hoàn tất ba giao dịch, chúng tôi dự định chốt một giao dịch khác và năm tới chúng tôi đang thực hiện một kế hoạch mà chúng tôi gọi là chương trình quay vòng nhanh tại Việt Nam và tôi sẽ tiếp tục mở rộng kế hoạch mở rộng của mình kinh doanh tại Việt Nam. Vì chúng tôi rất tự tin rằng chúng tôi có hoạt động kinh doanh trên khắp thế giới ở Malaysia Singapore, Australia nhưng chúng tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng hơn mà chúng tôi sẽ tiếp tục."

BĐS công nghiệp tiếp tục phát triển trong năm 2024

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2023, ngành kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ hai về thu hút nguồn vốn ngoại với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

Theo CBRE, trong năm 2023, đất bất động sản công nghiệp tại khu vực phía Bắc chiếm khoảng 700-800 ha. Tại TP.HCM khoảng 400-500ha, đây là một trong những mức cao trong lịch sử,  tỷ lệ lấp đầy từ 85-90% cho những khu vực tỉnh thành cấp 1.

Khi nhìn vào bức tranh kinh tế toàn cầu, nhu cầu nhập khẩu của toàn cầu cũng sẽ trở lại trong năm 2024, do vậy năm 2024 dự đoán là năm bản lề để các nhà sản xuất chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu sẽ quay trở lại.

Hai thành tố quan trọng đối với bất động sản công nghiệp là quỹ đất và hạ tầng. Trong khi đó, quỹ đất TP.HCM dần hạn hẹp, ở khu vực trung tâm giá sẽ rất cao. Vì vậy việc đẩy mạnh hạ tầng ở khu vực phía Nam phải đủ để chủ đầu tư và khách thuê dịch ra khu vực xung quanh.

Ông Lê Trọng Hiếu, Chuyên gia Bất động sản Công nghiệp cho biết: "Với việc đẩy mạnh hạ tầng ở khu vực phía Nam, ví dụ một số dự án như sân bay Long Thành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, cao tốc Bến Lức - Long Thành hi vọng hoàn thành năm 2025 kết nối miền Tây với khu vực sân bay, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bên cạnh quốc lộ 51... Tất cả những điều đó tạo cho khách thuê mở rộng ngoài khu vực truyền thống là Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Hay những tuyến cao tốc như Trung Lương - Mỹ Thuận, Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ thu hút những doanh nghiệp như VSIP về đó triển khai nhưng khu công nghiệp và đi cùng với họ là những doanh nghiệp lớn giúp thúc đầy bất động sản công nghiệp ở những khu vực đó."

Nhờ những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong thời gian qua nhằm phát triển thị trường lành mạnh hơn sẽ là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi. Theo dự báo, một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư ngoại sẽ hoàn tất và đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam trong thời điểm 2024 - 2026. Đặc biệt, mục tiêu đầu tư sẽ nằm ở những dự án có quỹ đất sạch, chất lượng tốt, giá trị thật cùng với quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và tiềm năng phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.