Bé 3 tuổi kẹp tay vào cửa thủy lực ở siêu thị
Trước khi nhập viện, trẻ cùng mẹ đi siêu thị, không may bị kẹp tay vào cửa kính thủy lực và bị đứt lìa búp ngón II tay trái. Sau khi được sơ cấp cứu tại bệnh viện địa phương, trẻ nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
BS Nguyễn Vũ Hoàng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương - người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhi cho biết: Trẻ nhập viện trong tình trạng vết thương ngón II tay trái, vị trí đốt 3, đứt rời ¾ búp ngón cùng giường móng, lộ xương. Các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu kịp thời, xử lý vùng mềm dập nát, đặt lại móng, khâu tạo hình ngón, do đó đã tránh được nguy cơ phải cắt cụt đốt ngón tay cho trẻ.
Sau phẫu thuật trẻ được dùng kháng sinh, chống phù nề, giảm đau, định kỳ thay băng vết thương 2 ngày/lần để đánh giá tổn thương. Sau hơn 10 ngày điều trị, vết thương khô, đầu ngón tay trẻ hồng ấm, sức khỏe tiến triển tốt nên đã được xuất viện.
Cách bảo quản chi thể đứt rời đúng cách
Tai nạn khiến chi bị đứt rời ở trẻ em là một tình trạng cấp cứu. Chính vì vậy, việc sơ cứu và bảo quản chi bị đứt lìa đúng cách là yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật ghép nối phần chi bị đứt rời cũng như khả năng hồi phục của trẻ. Theo các bác sĩ, trong trường hợp trẻ không may gặp tai nạn khiến chi bị đứt lìa, người sơ cứu cần bảo quản chi bị đứt rời bằng cách:
- Bước 1: Rửa sạch chi đứt rời bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch. Tuyệt đối không rửa bằng xà phòng hoặc hóa chất.
- Bước 2: Bọc kín bằng gạc hoặc vải sạch (chú ý không bọc quá dày) quanh phần đứt lìa rồi cho vào hộp nhựa kín.
- Bước 3: Đặt hộp vào thùng đá lạnh.
- Bước 4: Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được phẫu thuật kịp thời.
Lưu ý: Đối với phần chi chưa hoàn toàn đứt lìa mà vẫn còn dính lại một phần trên da, người sơ cứu không được cắt rời mà nên nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước muối sinh lý, đặt chi ở tư thế sinh lý (tư thế tự nhiên của chi) và dùng băng ép hoặc gạc vô khuẩn băng kín vết thương lại rồi đặt túi đá ở bên cạnh để giữ nhiệt (tránh đặt trực tiếp đá lạnh lên vết thương) và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được phẫu thuật kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0