Bê bối Farmgate của Tổng thống Nam Phi

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đang phải đối mặt với bê bối nghiêm trọng có nguy cơ ảnh ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của nhà lãnh đạo này. Bê bối được truyền thông Nam Phi đặt tên Farmgate liên quan tới việc ông đã che đậy vụ trộm hàng triệu USD tiền mặt được giấu trong đồ nội thất tại trang trại riêng của mình.

Ông Cyril Ramaphosa đảm nhận ghế tổng thống Nam Phi vào năm 2018 và một năm sau đó lãnh đạo đảng Đại hội Dân tộc Phi cầm quyền giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử. Ông đã vận động tranh cử trên cương lĩnh chống tham nhũng.

Tờ Guardian (Anh) cho biết, ông Ramaphosa từng kiếm được bộn tiền với tư cách là một doanh nhân khi ông tạm rời bỏ chính trường.

Ông thích chăn nuôi các loài động vật có giá trị, bao gồm cả gia súc. Tuy nhiên, điều này đang đe dọa kết thúc sớm sự nghiệp chính trị của ông.

Vào đầu năm 2020, khoảng 500.000 USD đến 5 triệu USD tiền mặt đã bị đánh cắp tại trang trại của ông Ramaphosa ở Phala Phala, tỉnh Limpopo. Số tiền mặt này dường như không được khai báo theo các quy định nghiêm ngặt về chống rửa tiền của địa phương hoặc để nộp thuế.

Vụ trộm cũng không được báo cáo với cảnh sát. Thay vào đó, một vệ sĩ của tổng thống được giao nhiệm vụ lần dấu số tiền. Truyền thông địa phương gọi vụ bê bối là Farmgate.

Một hội đồng độc lập do quốc hội chỉ định báo cáo đã tìm thấy bằng chứng về hành vi sai trái, vi phạm hiến pháp và vi phạm lời tuyên thệ của tổng thống. Quốc hội sẽ bỏ phiếu về việc có luận tội ông Ramaphosa hay không, trong khi đó chính khách này khẳng định mình vô tội.

Ramaphosa khai rằng, ông kiếm được tiền thông qua việc bán 20 con trâu cho một công dân Sudan vào Giáng sinh năm 2019. Hội đồng độc lập với người đứng đầu là chánh án đã nghỉ hưu Sandile Ngcobo lại cho rằng vẫn còn “nghi ngờ đáng kể” về việc liệu việc mua bán có diễn ra hay không.

Hãng tin Bloomberg cho biết không có thông tin chi tiết nào về người mua Sudan chẳng hạn như địa chỉ thực hoặc số hộ chiếu, thông tin có được chỉ là tên của anh ta.

Một cuộc điều tra của Ngân hàng Dự trữ Nam Phi “khẳng định mạnh mẽ” rằng họ không có hồ sơ nào về số tiền vào nước này. Bỏ tiền mua 20 con trâu nhưng người mua chưa đến lấy chúng về. Số tiền đã được người quản lý trang trại giấu trong ghế sofa trong hơn một tháng kể từ khi giao dịch đến khi xảy ra vụ trộm vào tháng 2/2020.

Ông Ramaphosa có tham gia vào việc điều hành trang trại. Không có nhiều khả năng người quản lý đã tự mình cất tiền mặt trong ghế sofa mà ông Ramaphosa không hề hay biết.

Ramaphosa cho biết, ông đã báo cáo vụ việc với người đứng đầu cơ quan bảo vệ tổng thống là Wally Rhoode. Trong lời khai của mình, Rhoode giải thích rằng ông ta đã ngay lập tức báo cáo cho một trong những cấp trên và mở một cuộc điều tra sơ bộ về bất kỳ mối đe dọa nào đối với tổng thống.

Cuộc điều tra này bao gồm yêu cầu chính quyền Namibia hỗ trợ để giúp xử lý vấn đề. Qua cuộc điều tra, đã tìm ra một nhóm nghi phạm và kẻ cầm đầu, chúng thú nhận trộm khoảng 800.000 USD.

Hội đồng độc lập đánh giá cuộc điều tra này được tiến hành mà không hề có đăng ký và lưu vào sổ ghi án. Mặc dù kẻ chủ mưu bị cáo buộc đã nhận tội sau khi bị giam giữ và thẩm vấn nhưng “không ai bị kết án”.

Hội đồng độc lập đề xuất quốc hội Nam Phi điều tra thêm về vấn đề này và ông Ramaphosa có thể mắc hành vi sai trái nghiêm trọng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga và Ukraine đang nỗ lực thay đổi cục diện xung đột bằng cách nhắm mục tiêu vào các tài sản năng lượng để gây tổn thất cho nền kinh tế của đối phương. Gần đây, Nga được cho là đã thay đổi chiến thuật trong các cuộc tấn công nhằm vào hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Cuộc tấn công của Iran nổ ra chớp nhoáng và đã sớm kết thúc. Có tới 99% tên lửa do Iran bắn đã bị Israel và các đối tác của nước này đánh chặn, chỉ có một số lượng nhỏ tên lửa đạn đạo chạm tới lãnh thổ Israel. Vấn đề hiện nay là Israel có trả đũa hay không?

Rạng sáng 14/4, Iran đã phóng hàng trăm UAV và hàng chục quả tên lửa vào Israel. Đây là vụ tấn công quân sự trực tiếp đầu tiên quy mô lớn của Iran vào lãnh thổ Israel, nhằm trả đũa vụ Israel không kích tòa lãnh sự quán Iran ở Damacus, Syria hôm 1/4. Động thái này đã đẩy hai nước đến bờ vực xung đột toàn diện sau hơn một thập kỷ căng thẳng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sốt xuất huyết đã lưu hành ở hơn 100 quốc gia vào năm 2024, gây ra mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến khoảng 4 tỷ người, tương đương khoảng một nửa dân số thế giới. Trong một số trường hợp, sốt xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong. So với mọi năm, năm nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát sớm hơn và nguy hiểm hơn.

Từ lâu, các đại sứ quán được coi là “bất khả xâm phạm” đối với các quốc gia khác. Tuy nhiên, chỉ trong một tuần, đại sứ quán Iran ở Damascus bị ném bom, còn đại sứ quán Mexico ở Thủ đô Quito thì bị Cảnh sát Ecuador xông vào để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador. Cả hai hành động đều bị cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với Công ước Vienna, trong đó khẳng định quyền miễn trừ của các cơ quan ngoại giao.

Thời gian qua, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới chính trị toàn cầu. Những phản ứng có phần trái ngược của phương Tây với hai cuộc xung đột đã làm dấy lên nhiều chỉ trích rằng Mỹ và đồng minh đang áp dụng tiêu chuẩn kép ở hai điểm nóng trên thế giới.