Bé trai bị chó cắn thủng ruột khi đi chúc Tết

Bé trai 7 tuổi ở Bắc Giang đến nhà bà ngoại chúc Tết, bất ngờ bị chó lao tới cắn tới tấp vào vùng lưng, bụng, đùi khiến thủng ruột.

Theo lời kể của gia đình, khi đó em đang đi chúc Tết nhà bà ngoại thì bất ngờ bị một con chó chưa tiêm phòng dại lao ra cắn tới tấp vào vùng lưng, bụng, đùi khiến lộ ruột ra ngoài và thủng ruột . Khi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ một đoạn ruột cho bé trai, tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại kịp thời. Đây là một trong gần 90 trường hợp bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ... cắn hoặc cào, gây chấn thương nặng mà Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán.

Bệnh nhi đang được các bác sĩ thăm khám sau phẫu thuật. Ảnh: Trường Giang

Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn cho biết, hầu hết trẻ được đưa vào viện trong tình trạng đa vết thương toàn thân. Như bé gái 6 tuổi ở Hà Nội, cũng bị chó nhà nuôi chưa tiêm phòng bệnh dại, cắn vào đầu, mặt khiến lộ vùng xương sọ hai bên đỉnh đầu. Sau khi được sơ cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị và tiêm huyết thanh, vaccine phòng bệnh dại.

Các bác sĩ cho biết, các dịp lễ, Tết, ngày nghỉ người dân đi lại nhiều, cộng với việc quản lý vật nuôi có phần bị buông lỏng là nguyên nhân làm gia tăng các trường hợp bị chó, mèo, vật nuôi cắn hoặc tấn công gây chấn thương. Điều quan ngại là rất nhiều vật nuôi tấn công người đã không được tiêm  vaccine phòng dại trước đó. Hơn nữa, vào các đợt nghỉ dài, việc tiếp cận với huyết thanh và vaccine phòng dại cũng khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Người dân cần lưu ý tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Ảnh: H.K

Bác sĩ khuyến cáo, khi bị chó, mèo hoặc động vật hoang dại cắn hoặc gây tổn thương mọi người cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn dự phòng. Cần tuân thủ các biện pháp dự phòng để có hiệu quả tốt nhất.

Trong đó, dự phòng dại bằng huyết thanh và vaccine là giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng của người bệnh bị phơi nhiễm. Việc tự ý điều trị bằng thuốc nam, hoặc đi lấy nọc, đắp lá cây,... chưa được chứng minh có hiệu quả phòng bệnh, ngược lại có thể gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng hơn hoặc gây nhiễm trùng.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế,  huyết thanh kháng dại được tiêm càng sớm càng tốt vào ngày đầu sau khi bị cắn. Trường hợp không thể tiêm vào ngày đầu sau khi bị cắn thì tiêm trong vòng 7 ngày sau mũi vaccine đầu tiên. Tiêm vaccine phòng dại sớm với số liều tùy thuộc miễn dịch với dại đã có trước đó, tình trạng vết cắn và con vật theo dõi được./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.

Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.