Bệnh lý không tinh trùng và cách nhận biết

Theo kết quả thống kê các bệnh lý về vô sinh, hiếm muộn ở nam giới, có khoảng 10-15% trường hợp không có tinh trùng.

Chị Vì Thị Phương (Sơn La) lấy chồng hơn một năm nhưng không thấy mang thai. Vợ chồng chị đã đi khám tại địa phương và sử dụng thuốc nam, thuốc bắc để hy vọng có thai. Sau một thời gian chạy chữa không có kết quả, vợ chồng chị quyết định đến các bệnh viện chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và phát hiện người chồng không có tinh trùng.

Sau khi cho chồng chị Phương sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng để cải thiện chất lượng tinh trùng nhưng không thành công, các bác sĩ tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội quyết định áp dụng phương pháp Micro Tese, mổ tinh hoàn để tìm tinh trùng cho bệnh nhân.

Sau hai lần chuyển phôi, may mắn đến với vợ chồng chị Vì Thị Phương khi lần đầu tiên sau 5 năm hiếm muộn được nhìn thấy chiếc que thử thai hiện hai vạch rõ nét. Chị Phương sinh một bé gái kháu khỉnh đáng yêu.

Phương pháp Micro Tese - mổ tinh hoàn

Dấu hiệu nhận biết tinh trùng yếu, không có tinh trùng ở nam giới

Để một người nam giới biết mình bị yếu tinh trùng thật sự rất khó, bởi tinh trùng phải được nhìn qua kính hiển vi. Tuy nhiên vẫn có một vài dấu hiệu để nhận biết tinh trùng tốt hay không, dựa vào độ đặc của tinh trùng.

Nếu tinh trùng của nam giới khi xuất tinh bị loãng, hoặc có màu như nước vo gạo thì thông thường chất lượng của tinh trùng đó khá kém hoặc bệnh nhân mắc bệnh không có tinh trùng.

Nam giới có thể nhận biết được mình có tinh trùng hay không thông qua tinh hoàn. Bởi tinh trùng chỉ được sinh ra ở tinh hoàn, nên kích thước tinh hoàn sẽ phản ánh khả năng sinh tinh của nam giới.

Tinh dịch của nam giới khi xuất tinh bao gồm tinh trùng và dịch túi tinh (dịch niệu đạo) trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn hợp được gọi là tinh dịch. Nhiều nam giới không có tinh trùng nhưng khi quan hệ tình dục vẫn xuất tinh. Để xác định chất lượng của tinh trùng cần trải qua bước soi tinh trùng dưới kính hiển vi.

Phương pháp điều trị đối với bệnh nhân không có tinh trùng

Hiện nay có hai phương án để hỗ trợ sinh sản, đó là bơm tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm. Tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh nhân mà sẽ thực hiện các biện pháp khác nhau. Với phương pháp bơm tinh trùng, các bệnh nhân không quá nặng hoàn toàn có thể áp dụng được. Tuy nhiên nếu tinh trùng quá kém, đây gần như là một biện pháp không hiệu quả.

Đối với phương pháp thụ tinh ống nghiệm, tinh trùng sẽ được bơm trực tiếp vào bào tương noãn, do đó sự thụ tinh sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Các trường hợp tinh trùng yếu,  hoàn toàn có thể thụ tinh được và tạo phôi được.

Các trường hợp tinh trùng yếu, kém hoàn toàn có thể thụ tinh được và tạo phôi.

Có 2 trường hợp khi nam giới xuất tinh không có tinh trùng: do đường dẫn và do tinh hoàn không thể sinh tinh. Khi xuất tinh mà không có tinh trùng qua đường dẫn, sẽ phải làm thủ thuật chọc mào tinh qua da và lấy tinh trùng đó để thụ tinh ống nghiệm, hoặc có thể xem xét nối đường dẫn tinh nếu bị tắc, hoặc sử dụng phương pháp dùng kính hiển vi kết hợp với phẫu thuật mở tinh hoàn. Đây là một phương pháp khá hiện đại và tiên tiến, đã giúp rất nhiều trường hợp hiếm muộn có con.

Các hiểu hiện ở nam giới cần đi khám sớm

Các cặp vợ chồng nên đi khám sau khoảng 1 năm nếu chưa có con hoặc đi khám sớm hơn nếu nam giới thấy bản thân có các hiệu như tinh hoàn quá bé, không có nhu cầu về tình dục hoặc có tiền sử bị viêm tinh hoàn, quai bị…

Nam giới hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn, thậm chí khám trước khi lấy vợ để sàng lọc và đánh giá được tốt hơn. Bởi có rất nhiều trường hợp khi đi khám sớm và điều trị sớm sẽ tăng tỷ lệ phẫu thuật thành công. Nhiều bệnh nhân đến khám muộn dẫn đến điều trị không hiệu quả.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam có hơn 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, cùng 75 loại khoáng vật có công dụng trong y dược, trong đó có nhiều loài dược liệu quý hiếm và đặc hữu, nhưng việc khai thác và ứng dụng nguồn dược liệu còn nhiều hạn chế.

Hôm nay 21/12, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, Thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Hội Nghệ sĩ trẻ Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh "Tiếp cận y tế toàn diện - Vì một Việt Nam khỏe mạnh", với sự tham gia của hơn 3.000 thanh niên và người dân Thủ đô.

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ từ 15-44 tuổi. Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị “Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến chuyên ngành Sản - phụ khoa Hà Nội lần thứ 12 năm 2024” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức sáng 20/12.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận vừa thông tin về tiến độ của 2 bệnh viện "nghìn tỷ" là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).

Bốn nạn nhân nặng trong vụ phóng hoả vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được điều trị chuyên sâu tại Bệnh viện Bạch Mai, sức khoẻ đang tiến triển tốt.

Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ký kết hợp tác toàn diện trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân.