Bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới

Một người đàn ông tại Hà Lan đã được kỷ lục Guinnes ghi nhận là người sống lâu nhất sau khi được cấy ghép tim, với thời gian là 39 năm 100 ngày.

Ông Bert Jan-ssen được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim, khi chỉ mới 17 tuổi. Vào thời điểm đó, chưa có ca ghép tim nào được thực hiện ở Hà Lan và bác sĩ thông báo họ không thể làm gì khác.

Tuy nhiên, khi được đưa trở lại bệnh viện địa phương, Tiến sĩ Albert Mattart là bác sĩ tim mạch của Bert, đã đăng ký cấy ghép tim cho ông ở Bệnh viện Harefield, Anh. Năm 1984, ông Bert Jan-ssen đã được tiến hành ghép tim.

Tiến sĩ Albert Mattart đã đăng ký cấy ghép tim cho Bert Jan-ssen ở Bệnh viện Harefield, Anh

Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tim sau khi cấy ghép là 16 năm nhưng ông Bert Jan-ssen trở thành người sống lâu nhất sau khi được cấy ghép tim, với thời gian là 39 năm 100 ngày.

Bốn thập kỷ sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tim nghiêm trọng và chỉ có thể sống được 6 tháng, ông Bert Jan-ssen đã tạo nên kỳ tích, được Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới.

Bert Jan-ssen được Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới

Ông Bert Jan-ssen, bệnh nhân cấy ghép tim cho biết: "Tôi coi ngày đó quan trọng hơn cả ngày sinh của mình. Tôi chưa bao giờ thực sự nghĩ cuộc sống của mình kéo dài đến thế." Hiện ông Bert Jan-ssen (57 tuổi) đã kết hôn và có hai con trai. Theo ông Jan-ssen, bí quyết khỏe mạnh mà bệnh nhân ghép tim cần thực hiện là duy trì lối sống lành mạnh và năng động.

Trước ông Bert Jan-ssen, kỷ lục bệnh nhân cấy ghép tim sống lâu nhất thế giới thuộc về Harold Sokyrka, người Canada, với 34 năm 359 ngày, thiết lập vào năm 2021.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.