Bệnh nhân đầu tiên chết não hiến tạng tại bệnh viện Bạch Mai
Người chết não hiến tạng là anh Lê Tiến Sơn, 36 tuổi, ở Hà Nam, là công nhân lái xe máy xúc. Ngày 16/10 vừa qua, anh Sơn thấy đau đầu rất dữ dội, tê bì chân tay nên được đưa đi cấp cứu. Khi đến Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, anh Sơn trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn, lập tức được cấp cứu, nhịp tim đập trở lại.
Mặc dù tái lập được tuần hoàn tự nhiên nhưng bệnh nhân này vẫn hôn mê sâu do bị vỡ đoạn phình động mạch đốt sống phải. Sau một thời gian được cấp cứu, can thiệp bằng kỹ thuật hiện đại, nhưng bệnh nhân Sơn không đáp ứng với điều trị và không qua khỏi. Khi anh Sơn rơi vào tình trạng chết não, gia đình đã thực hiện nghĩa cử cao đẹp, đồng ý hiến mô tạng.
Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế… đã phối hợp tiến hành phẫu thuật lấy tạng của người hiến để ghép cho người nhận.
Theo sự điều hành của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, trái tim của người bệnh chết não được vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để tiến hành ghép tim cho một người bệnh suy tim.
Ngoài trái tim được ghép tại Bệnh viện Trung ương Huế, lá gan của anh Lê Tiến Sơn được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 để ghép cho người bệnh suy gan, hai quả thận được các thầy thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai ghép ngay tại Bệnh viện Bạch Mai cho hai người bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca biến chứng nghiêm trọng sau khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi. Sự nhập nhèm tên gọi của dịch vụ thẩm mỹ như "thẩm mỹ viện", "viện thẩm mỹ", "trung tâm thẩm mỹ"... khiến nhiều người không thể phân biệt được chất lượng của các cơ sở thẩm mỹ, để rồi gặp biến chứng khôn lường.
Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã được diễn ra vào chiều 25/12 tại Hà Nội.
Bộ Y tế vừa trình Chính phủ đề án sắp xếp 4 bệnh viện trực thuộc Bộ, trong đó sáp nhập 3 cơ sở và một chuyển về địa phương quản lý.
Kết quả xét nghiệm cho thấy hai mẫu rượu trắng lấy tại tiệc trong hội nghị ở Long Biên có chứa hóa chất acetonitrile, là nguyên nhân gây ngộ độc khiến hai người chết và 20 người nhập viện.
Sau gần 4 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đến sáng 24/12, bệnh nhân 52 tuổi bị ngộ độc thực phẩm nặng ở quận Long Biên (Hà Nội) đã bình phục.
Sáng 24/12, Bộ Y tế đã triển khai công tác y tế năm 2025 với hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
0