Bệnh nhân đột quỵ tăng khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột

Mới vào mùa lạnh nhưng số lượng bệnh nhân đột quỵ não phải nhập viện đã tăng lên. Các bệnh nhân vào viện thường có các dấu hiệu đột quỵ não rõ rệt, thậm chí nhiều bệnh nhân đã từng bị tái đột quỵ tới lần thứ hai, thứ ba.

Số lượng người bị đột quỵ não đang có dấu hiệu tăng khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh đột ngột. Trao đổi về tình hình tiếp nhận bệnh nhân, Tiến sĩ bác sĩ Mai Đức Thảo, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị cho biết: “Mới vào mùa lạnh nhưng số lượng bệnh nhân đột quỵ não  tiếp nhận đã tăng lên nhẹ. Các bệnh nhân vào viện thường có các dấu hiệu đột quỵ não rõ rệt, do đặc điểm thời tiết lạnh đã làm các nguy cơ gây bệnh như: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường… thay đổi dễ gây tắc mạch dẫn tới đột quỵ”.

Khi thời tiết thay đổi, bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến… tăng cao hơn 15% so các mùa khác. Người già khả năng miễn dịch, cơ thể chịu đựng kém nên rất dễ mắc bệnh. Người có cuộc sống căng thẳng, ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia, ăn uống thiếu khoa học, người béo phì tiểu đường… đều dễ bị đột quỵ.

Do đó, vào ngày trời lạnh, mưa rét, người cao tuổi và những người có nguy cơ đột quỵ cần chú ý giữ cơ thể đủ ấm, tránh bị gió lạnh khi mở cửa. Hãy giữ chế độ sinh hoạt hợp lý, tâm lý ổn định. Tránh những xúc động hay chấn thương quá mức hoặc căng thẳng, stress... Ăn uống hạn chế mỡ động vật, muối. Tránh rượu bia, thuốc lá. Ăn nhiều ăn rau củ quả. Năng tập thể dục, vận động phù hợp sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Vào ngày lạnh, với người cao tuổi khi thức dậy không nên ra khỏi giường ấm ngay, mà cần nằm tại chỗ xoa chân, tay làm ấm cơ thể, bỏ chăn, mở cửa dần dần để làm quen với không khí bên ngoài trước khi ra khỏi phòng hay đi tập thể dục. Người cao tuổi cần khoảng thời gian vừa đủ, hợp lý để tập thể dục, thường là khoảng 20 – 30 phút với các bài tập phù hợp. Khi ra ngoài trời lạnh, cần có mũ, áo đảm bảo đủ ấm.

Bác sĩ cũng đặc biệt lưu ý, có nhiều người già có thói quen dậy tập thể dục từ rất sớm, điều này là không nên trong ngày lạnh. Khi trời lạnh, nên chờ đến khi mặt trời mọc mới nên đi tập thể dục; khi tập cũng nên tập ở nơi thoáng đãng nhưng tránh được gió lùa để đảm bảo phòng bệnh./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao. Vụ việc trên 500 người phải nhập viện vì nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ thịt tại tỉnh Đồng Nai, cũng như 10 người ngộ độc thực phẩm tiết canh dê tại tỉnh Thái Bình vừa được cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai là hồi chuông cảnh báo về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đối tượng chính sách xã hội đã được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT), người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT được hỗ trợ 70%; người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ tối thiểu 30%.

Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. Nhưng có thể tiến hành các biện pháp phòng bệnh, để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra mắc bệnh và mang gen bệnh, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, giống nòi.

AstraZeneca cho biết, họ đã bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới, do thị trường hiện có nhiều lại vaccine COVID-19 cập nhật dựa theo các biến thể mới, dẫn đến dư thừa và nhu cầu về vaccine của AstraZeneca đã giảm.

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.