Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng chiếm hơn nửa số giường cấp cứu

Chỉ riêng cơ sở 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ở 78 đường Giải phóng, mỗi ngày có khoảng hơn 100 bệnh nhân nặng tới khám và điều trị sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 10% bệnh nhân nặng, cần theo dõi tích cực.

Các bác sĩ cảnh báo, số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận đang có xu hướng tăng cao thành dịch trong những tuần trở lại đây. Đáng chú ý là nhiều ca nhập viện có biểu hiện diễn biến nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Tại khoa Cấp cứu, hiện có 30 giường bệnh thì có tới 25 giường dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng cần theo dõi tích cực.

Điển hình như trường hợp bệnh nhân cao tuổi ở Thường Tín, Hà Nội có biểu hiện sốt cao, dùng thuốc hạ sốt nhiều ngày không đỡ. Sau 5 ngày điều trị tại nhà, thấy người mệt mỏi, huyết áp hạ thấp, bà được người nhà đưa vào nhập viện thì tiểu cầu đã giảm rất thấp và suy tạng.

Bệnh nhân Đ.T.L (ở Thái Bình) cũng được chuyển từ bệnh viện tỉnh lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng tiểu cầu giảm, suy tạng, biến chứng viêm phổi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu mũi, đi tiểu ra máu... Rất may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực nên sau 3 ngày nhập viện, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định.

Hơn một nửa số giường bệnh cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương là dành cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. (Ảnh: Trà My)

ThS. BS Trần Văn Bắc – Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong thời điểm xuất hiện cả cúm A, cúm B, sốt xuất huyết, COVID-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra xác định xem bệnh gì để được theo dõi sát sao.

"Ví dụ, người bệnh sốt xuất huyết phải theo dõi đúng, tránh tự ý điều trị. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi sốt xuất huyết tại nhà, khi có biểu hiện biến chứng cần nhập viện ngay. Đặc biệt khi người bệnh tự nhiên bồn chồn, hoặc li bì, nôn, đau bụng hoặc tăng cảm giác đau, tiểu ít, xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, máu cam... thì cần nhập viện ngay." - BS Bắc đặc biệt lưu ý.

Đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội có thể rơi vào trung tuần tháng 11

Tại Hà Nội, đến nay số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận khoảng gần 10.000 ca mắc, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, bệnh nhân phân bổ tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Y tế Hà Nội, dịch bệnh sốt xuất huyết trên cả nước nói chung và TP. Hà Nội vẫn có diễn biến phức tạp, số ca mắc đang tăng nhanh, theo dự báo đỉnh dịch có thể rơi vào trung tuần tháng 11. Tại một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện muộn, ổ dịch kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm nên số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng lên.

Bên cạnh đó, do người dân vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, khi có những triệu chứng nghi ngờ, sốt chưa đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thường bệnh nhân đến các cơ sở y tế muộn hoặc tự điều trị tại nhà nên diễn biến bệnh bị nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Với dịch bệnh sốt xuất huyết thì giải pháp quan trọng nhất là công tác tổng vệ sinh môi trường, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch và bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, để có những phương án xử lý kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan ra cộng đồng.

Người dân cần vệ sinh môi trường sống xung quanh, loại bỏ các dụng cụ đọng nước.

Để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng, kéo dài, người dân cần:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng, bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong ngày nghỉ cuối của kỳ nghỉ lễ, ghi nhận giao thông tại các cửa ngõ của TP.HCM vô cùng thông thoáng.

Ngày 1/5, ngày cuối của kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, ghi nhận tại các tuyến cửa ngõ Thủ đô, giao thông không bị ùn ứ. Các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng ngay từ sớm để đảm bảo người dân đi lại được thuận lợi.

Bất chấp thời tiết nắng nóng gay gắt, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, các cán bộ kỹ sư, công nhân vẫn hối hả thi công dự án đường Vành đai 4 cả ngày lẫn đêm, phấn đấu đưa dự án về đích trước 6 tháng, thông xe toàn tuyến đường song hành hai bên vào cuối năm 2025.

Công nhân giỏi Thủ đô là tên gọi của một phong trào thi đua, do Liên đoàn lao động thành phố triển khai trong 15 năm qua. Những công nhân giỏi này luôn là người truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho tập thể nơi mình công tác.

Ngày cuối của kỳ nghỉ lễ, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đón khoảng 31,5 ngàn lượt khách đến, thấp hơn 7% so với kỳ nghỉ lễ năm ngoái. Giá vé máy bay đắt đỏ có thể là nguyên nhân khiến người dân không lựa chọn phương tiện máy bay để đi lại.

Theo ghi nhận của lực lượng chức năng, từ khoảng 15h chiều cho đến 20h tối qua, 30/4, áp lực giao thông trên các tuyến cửa ngõ đã tăng mạnh; khả năng tiếp tục tăng cao trong chiều và tối nay, 1/5.