Bệnh tim mạch đang gia tăng nhanh

Tại Việt Nam, bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất. Cứ 100 người tử vong, có tới 77 người tử vong do bệnh không lây nhiễm, và một nửa trong đó là do bệnh tim mạch.

Điều đáng lo ngại là đa phần bệnh nhân có tâm lý chủ quan, dẫn đến phát hiện bệnh khi đã muộn. Xuất hiện những cơn đau thắt nhẹ, nhưng ông Tiến không nghĩ rằng đó là dấu hiệu sớm của bệnh tim.

Bác sĩ Phạm Nhật Minh- Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: "Bệnh nhân vào viện do nhồi máu cơ tim nặng, sốc tim, được can thiệp động mạch vành, tắc 2/3 động mạch vành; đến lúc nhập viện, bệnh nhân mới nhận thức được mình có những yếu tố nguy cơ của tim mạch".

Biểu hiện bệnh không rầm rộ, không ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe, khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Các bệnh lý tim mạch phổ biến nhất là cao huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim. Ngoài nguyên nhân chủ quan, lối sống thiếu khoa học cũng là nguy cơ khiến cho các bệnh lý tim mạch phát triển.

"Rất nhiều người đến trong tình trạng bệnh đã muộn rồi, biến chứng của mạch chân, mạch não... nhiều người trẻ đến mà không biết mình bị mắc tim mạch.", Bác sĩ Văn Đức Hạnh - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, nói.

Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số ca tử vong vì ung thư hằng năm. Thậm chí, khoảng 25% người Việt trưởng thành đang mắc bệnh tim mạch và người mắc bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Các bệnh lý tim mạch không thể điều trị khỏi hoàn toàn, mà chỉ có thể điều trị giảm nhẹ, điều trị triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi người dân đều có thể phòng ngừa bệnh lý tim mạch bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Mật cá chứa độc tố có tên 5α Cyprinol. Độc tố này bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên kể cả khi nấu chín ăn vào vẫn sẽ gây ngộ độc. Mức độ gây ảnh hưởng của mật cá trắm tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận cấp, suy gan cấp, suy đa tạng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được kịp thời đưa tới các cơ sở y tế.

Sự thay đổi thời tiết là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong đường hô hấp nhân lên nhanh chóng, xâm nhập vào mô và gây bệnh. Để có một sức khoẻ tốt trong mùa lạnh, khi đi ra ngoài bạn nên mặc ấm, che kín mũi miệng; uống đủ nước và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế... có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da và có thể khiến bạn già trước tuổi.

Trời lạnh, tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường năng lượng và ngăn ngừa tăng cân do ít vận động hơn các mùa khác. Tuy nhiên, tập thể dục dưới sự khắc nghiệt của thời tiết như trời quá lạnh có thể gây hại tới xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể. Hãy áp dụng các mẹo dưới đây để giữ cơ thể an toàn khi vận động trong mùa lạnh.

Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dễ khiến bạn bị liệt mặt. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp, ăn uống hàng ngày.