Bệnh viện chủ động công tác phòng chống rét cho bệnh nhân
Đưa con trai chưa đầy 3 tháng tuổi từ huyện Sóc Sơn xuống Bệnh viện Da liễu Trung ương để khám viêm da cơ địa, chị Nguyễn Thị Huyền Trang cảm thấy rất an tâm bước chân vào bệnh viện khi ở đây rất ấm áp bởi hệ thống điều hòa hai chiều. Dù 15h giờ chiều mới có mặt ở viện nhưng do thủ tục khám nhanh gọn, nên chị Trang chỉ mất khoảng một tiếng khám và lấy thuốc đã có thể đưa con về.
Bác sĩ Đặng Bích Diệp – Trưởng phòng công tác xã hội Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, với đặc thù của bệnh da liễu cần khám cũng như bôi thuốc tại vùng da trên cơ thể. Người bệnh thường xuyên phải cởi áo, quần để lộ vùng da cho bác sĩ kiểm tra và bôi thuốc. Nhiều bệnh đặc thù cần phải tắm thường xuyên và bôi thuốc khắp cơ thể. Do vậy, ngay từ đầu mùa đông, bệnh viện đã sẵn sàng các phương tiện đảm bảo đủ ấm cho bệnh nhân.
Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương – bệnh viện chuyên khoa đầu ngành chữa bệnh cho người cao tuổi. Để đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh, người nhà người bệnh khám, chữa bệnh, ngay từ đầu mùa lạnh bệnh viện đã chuẩn bị các vật dụng, phương tiện chống rét; tại nơi xếp hàng chờ tiếp đón, chờ khám, siêu âm, xét nghiệm… đều kín gió. Trong những ngày Hà Nội rét tê tái đến 8-9 độ C, người bệnh ở cao tuổi vẫn cảm thấy vô cùng ấm áp, vì tất cả 100% buồng bệnh nơi đây đã được Viện trang bị đầy đủ điều hòa nhiệt độ hai chiều (nóng và lạnh), nước nóng và chăn ấm. Nhập viện vào đúng ngày Hà Nội rét nhất mùa đông, bệnh nhân Nguyễn Thanh Hòa ở tỉnh Bắc Giang cảm thấy rất yên tâm khi điều trị tại viện.
Thời tiết rét đậm mấy ngày qua khiến sức đề kháng của nhiều người suy giảm, đặc biệt là người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, người già và trẻ em. Những ngày qua, nhiều Bệnh viện khác trên địa bàn Hà Nội như: Bạch Mai, Hữu nghị Việt xô, Việt Đức, Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Hà Đông… đều đã bổ sung thêm điều hòa hai chiều, máy sưởi, chăn ấm phục vụ người bệnh. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, ngành Y tế Hà Nội cũng đã chỉ đạo các bệnh viện giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống rét, chủ động trang bị các thiết bị thiết yếu cho bệnh nhân và người nhà người bệnh đến khám, điều trị. Đồng thời, bố trí đầy đủ số thuốc, giường bệnh, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử lý các trường hợp mắc các bệnh đột ngột do cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp./.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0