Bệnh viện đồ da - điểm tựa cho người yếu thế | Người tốt quanh ta | 08/02/2024

Thành lập từ năm 2018, sau hơn 5 năm hoạt động, Bệnh viện đồ da đã tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho hàng chục người yếu thế, từ trẻ lang thang, nạn nhân buôn người tới trẻ đánh giày. Vượt qua những rào cản về trình độ lao động và kỹ năng thấp, các lao động yếu thế tại Bệnh viện đồ da đã nỗ lực học hỏi, vượt lên chính mình để đáp ứng yêu cầu cao của công việc.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làng chài Võng La thuộc xã Võng La, huyện Đông Anh. Nơi đây có nghề sản xuất đậu phụ đã tồn tại hơn 100 năm. Có thời điểm hơn 80% dân số trong làng sống bằng nghề sản xuất đậu. Với khát vọng giữ nghề và phát triển thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của quê hương, anh Phan Văn Đạt đã tập hợp lớp thanh niên có đam mê nhiệt huyết với nghề, để thành lập HTX thanh niên Võng La.

Nghệ nhân ưu tú Vân Mai sinh ra ở quê lúa Thái Bình, gần làng Quốc nổi tiếng với chiếu chèo Đông. Cơ duyên đến với ca trù khi chị nghe nghệ nhân Quách Thị Hồ hát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó chị say mê, miệt mài luyện tập ca trù.

Được thành lập ngày 15/9/2009, nhiệm vụ của Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công số 3 Hà Nội là tập trung khám bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của thành phố. Mỗi năm, Trung tâm đón từ 3.000 đến 4.000 lượt người có công tham gia điều dưỡng.

Với 14 năm nghiên cứu, sáng tạo, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên môn Toán trường THCS Thị trấn Văn Điển là người tiên phong trong việc tích hợp công nghệ thông tin vào bài giảng, giúp bài giảng sinh động và học sinh dễ tiếp thu.

Đã 10 năm gắn bó với thôn Yên Bài (xã Tự Lập, huyện Mê Linh), Sư thầy Vương Văn Nghĩa, pháp danh Thích Huệ Sĩ đã dành cho nơi này nhiều tình cảm. Khi thầy mới về đây, ngôi chùa Bảo Tháp vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng bằng sự đoàn kết của nhân dân và chính quyền, ngôi chùa đã xây dựng xong. Trong suốt những năm tháng ấy, thầy tham gia nhiều hoạt động trong thôn, ở những công việc cần giúp đỡ, thầy đều sẵn sàng bằng một tấm lòng hảo tâm.

Về công tác tại tổ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - công an quận Tây Hồ từ năm 2018, đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu, thượng úy Nguyễn Đức Chung đã tham gia chữa cháy nhiều vụ có tính chất phức tạp trên địa bàn, được lãnh đạo quận và thành phố ghi nhận, đánh giá cao.