'Bệnh viện không tiền mặt' nhận sự hưởng ứng của người dân

“Bệnh viện không tiền mặt” đang nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, và đặc biệt là người cao tuổi. Ngoài không phải mang tiền mặt, cái lợi hơn cả là giản tiện các bước, đỡ phải đi lại nhiều địa điểm trong viện, tiết kiệm thời gian và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Từ nhiều tháng nay, bà Nguyễn Thị Đệ, 71 tuổi, trú tại phố Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội rất hài lòng khi đi khám và lấy thuốc BHYT. Bệnh viện E, nơi bà đến đã triển khai mọi thủ tục ngay tại bàn khám bác sĩ, bà không còn phải qua quầy kế toán-tài chính, quầy giữ và trả thẻ BHYT.

Đưa ông nội 87 tuổi mắc nhiều bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, tim mạch, phẫu thuật đại tràng… đi khám định kỳ tại bệnh viện E, anh Nguyễn Thành Trung, trú tại đường Phạm Văn Đồng thấy rằng việc cải cách và giản tiện thủ tục khi đến khám, lấy thuốc BHYT mang lại lợi ích lớn cho bệnh nhân và người nhà.

Ngoài các bệnh nhân khám và được BHYT chi trả 100%, với các trường hợp đồng chi trả như chị Phạm Bích Ngọc, ở Vạn Phúc, quận Hà Đông, Bệnh viện E cũng tạo điều kiện để họ thanh toán ngay tại bàn bác sĩ, với công nghệ QR code động thông qua ứng dụng ngân hàng trên điện thoại di động.

Ảnh minh họa

Cùng với sự tiện lợi, việc áp dụng thanh toán điện tử trong khám, chữa bệnh còn góp phần giúp giảm quá tải xếp hàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đẩy mạnh việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt cũng là mục tiêu của cả ngành Y tế và ngành Ngân hàng hiện nay. Thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện đã có gần 88% các bệnh viện trực thuộc Bộ và các trường đại học y, dược.... triển khai thanh toán không dùng tiền mặt. Còn ở các cơ sở khám chữa bệnh thuộc Sở Y tế các địa phương, tỷ lệ này là hơn 60%.

Các hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt hiện rất đa dạng, như thẻ y tế thông minh, thanh toán viện phí qua thẻ ngân hàng, qua quét mã QR hay các máy thanh toán tự động được trang bị tại các bệnh viện, qua đó góp phần giảm tình trạng quá tải cục bộ tại bệnh viện, giảm áp lực căng thẳng cho nhân viên y tế trong quá trình tiếp đón bệnh nhân đến khám, từ đó giúp bệnh viện có thể phục vụ người bệnh được chu đáo hơn./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.

Đại diện Bộ Y tế cho biết người dân đã từng tiêm vaccine Covid-19 của hãng dược AstraZeneca cách đây 2-3 năm không nên hoang mang, lo lắng, bởi vaccine chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai hiệu quả kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai sớm điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, ngành Y tế Thủ đô đã ứng trực khám chữa bệnh tại các trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế và các bệnh viện với đầy đủ cơ số thuốc và trang thiết bị y tế.