BHYT đóng ít - hưởng nhiều

BHYT (BHYT) là chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa nhân văn, khi dùng số tiền mà mọi người đóng vào Quỹ để chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, không có sự phân biệt về thu nhập. Có thể coi BHYT như chiếc phao cứu sinh cho mọi người, khi không may đau ốm, ngã bệnh.

BHYT - phao cứu sinh cho người bệnh

Những ai khi đã và đang đặt lưng trên chiếc giường bệnh thì mới thấu hiểu rõ giá trị sâu sắc của chiếc thẻ BHYT. Dù có điều kiện thì khi ốm đau cũng rất cần.

Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 94% dân số tham gia BHYT. Người bệnh đã giảm chi phí đi rất nhiều khi điều trị tại các cơ sở y tế.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân (xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chia sẻ: mỗi khi bị ốm đau, chị thường ra trạm y tế của xã để được bác sĩ khám và cần thì điều trị, không phải lên bệnh viện huyện như trước. Hiện tại, xã Lê Thanh có trên 13 nghìn người dân tham gia BHYT. Tất cả người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu bằng thẻ BHYT về nội, nhi, lây, kỹ thuật cận lâm sàng siêu âm, xét nghiệm, điện tim đều được tính chi phí 100% trong thẻ BHYT.

Khám chữa bệnh bằng BHYT ở tuyến y tế cơ sở rất thuận tiện những bệnh thông thường đỡ phải đi xa, rất tiện lợi nên cả nhà tôi đều tham gia BHYT tự nguyện - chị Vân cho biết thêm.

Mỗi khi bị ốm đau, chị Vân thường ra trạm y tế của xã để được bác sĩ khám và cần thì điều trị, không phải lên bệnh viện huyện như trước.

Bác sĩ CKI Phùng Văn Hai, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mỹ Đức cho biết, trên địa bàn huyện, hiện cả 22 trạm y tế xã, thị trấn đều có bác sĩ, nhờ đó, người dân được khám BHYT rất thuận lợi. Theo bác sĩ, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân thì nhà nước cần đầu tư nhân lực, trang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở.

Chị Nông Thị Tình (xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có con gãi bị áp xe amydal, đang điều trị tại Khoa Liên chuyên khoa của Bệnh viện đa khoa Vân Đình cho biết, nhờ con có thẻ BHYT học sinh nên gia đình chị không phải chi phí nhiều. Theo chị Tình, mọi người nên tham gia BHYT để phòng khi phải điều trị tại các bệnh viện sẽ giảm được chi phí.

Chị Tình cho biết, con gái của chị được chỉ định phẫu thuật cắt Amydal với tổng chi phí hết 3 triệu đồng nhưng do có BHYT học sinh nên chị chỉ phải đóng 600 nghìn đồng, tương ứng 20% trên tổng chi phí, còn lại là Quỹ BHYT chi trả.

Một bệnh nhân ở xã Hồng Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), bị ung thư thanh quản, viêm phổi đã mở khí quản 4 ngày với chi phí điều mỗi ngày lên tới 1,2 triệu đồng mà chưa biết ngày nào ra viện. Nhờ có BHYT hưu trí nên bệnh nhân đã được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí, nhờ đó, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị.

Nhờ có BHYT hưu trí nên bệnh nhân này đã được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí, giúp giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Mang chính sách đến gần hơn với người dân

Bên cạnh những ưu việt của chính sách BHYT, thì vẫn còn có những vướng mắc, hoặc chưa hoàn thiện về khung pháp lý, nên dẫn tới không ít trường hợp người dân còn e ngại khi đi khám chữa bệnh theo diện BHYT. Chẳng hạn như: thời gian chờ đợi làm thủ tục lâu hơn so với khám dịch vụ, hay thuốc cấp phát theo diện BHYT không được nhiều, hoặc là việc chuyển viện hay chuyển tuyến cũng phức tạp về thủ tục; rồi vào viện theo diện BHYT thì phải nằm ghép, hoặc nằm phòng đông người, so với việc tự bỏ tiền ra để có phòng dịch vụ...

Trong lúc hoàn thiện dần chính sách, các cấp các ngành, cũng đang có những nỗ lực để tất cả mọi người dân, đều được BHYT bao phủ, chăm sóc sức khỏe, không phân biệt thu nhập. Một cách làm sáng tạo ở Chi hội Phụ nữ xã Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đã giúp cho các hộ phụ nữ khó khăn, cận nghèo có được tấm thẻ BHYT để mỗi khi phải đi khám chữa bệnh sẽ bớt được chi phí.

Theo đó, Chi hội Phụ nữ xã Thọ Xuân đã phát động trong các hội viên tham gia phong trào thu gom rác tái chế gây quỹ tặng thẻ BHYT cho các hộ phụ nữ khó khăn, cận nghèo, qua đó cũng góp phần bảo vệ môi trường.

Nhờ cách làm này, đã mang chính sách BHYT tới gần với người dân hơn. Đến nay, đã có 97,5% phụ nữ xã Thọ Xuân đã tham gia bảo hiểm y tế.

Chi hội Phụ nữ xã Thọ Xuân thông qua phong trào thu gom rác tái chế gây quỹ tặng thẻ BHYT cho các hộ phụ nữ khó khăn,

Hà Nội hiện có tỷ lệ người tham gia BHYT ở mức 95%, cao hơn mức trung bình của cả nước và là một trong những địa phương có tỷ lệ  người dân tham gia BHYT cao nhất.

Chỉ cần bỏ ra trung bình 700 nghìn đồng 1 người/1 năm là đã có một chiếc phao cứu sinh bên mình. Dù là trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi. BHYT toàn dân đều giúp bảo vệ mọi người mà không kèm theo điều kiện gì, chỉ cần tham gia đều đặn hàng năm.

Người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, qua đó, BHYT đã giúp nhiều người có thẻ BHYT vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau bệnh tật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện.

Sáng 22/11, Hội LHPN thành phố đã phát động “Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, diễn đàn phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ".

Cục Viễn thông,Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hạn chót là ngày 15/10/2024, các nhà mạng còn 225.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Đến ngày 16/10/2024, những thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G đã bị khóa hai chiều.

Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024 vừa diễn ra tại Hà Nội với chủ đề "An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia".

Hiện nay người dân có thể ngồi ở nhà để đánh giá chất lượng phục vụ của cán bộ thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM.

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đơn vị này đang nghiên cứu và sẽ sớm triển khai một số sản phẩm, công cụ phục vụ quản lý thuế, trong đó có ứng dụng hoàn thuế thuế thu nhập cá nhân tự động.